Tiêu chí, quy trình tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 457.62 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung nghiên cứu đề xuất các tiêu chí, quy trình về tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT điện tử của Việt Nam các phương thức và công cụ định hướng để có thể lựa chọn hiệu quả các công nghệ phù hợp trong lộ trình đổi mới công nghệ của mình, tạo lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chí, quy trình tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 11 TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH TÌM KIẾM, NHẬN DẠNG VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐIỆN TỬ Đỗ Đức Nam1 Văn phòng Hội đồng Chính sách KH&CN quốc gia Tóm tắt: Đổi mới công nghệ sản xuất linh phụ kiện là một yếu tố bắt buộc của một doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) điện tử trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với thế mạnh cả về vốn và công nghệ đang hiện diện đầu tư ở Việt Nam. Bài báo tập trung nghiên cứu đề xuất các tiêu chí, quy trình về tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT điện tử của Việt Nam các phương thức và công cụ định hướng để có thể lựa chọn hiệu quả các công nghệ phù hợp trong lộ trình đổi mới công nghệ của mình, tạo lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Từ khóa: Công nghệ; Tìm kiếm công nghệ; Nhận dạng công nghệ; Lựa chọn công nghệ; Đổi mới công nghệ; Công nghiệp hỗ trợ; Công nghiệp điện tử. Mã số: 19081501 1. Mở đầu Nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới công nghệ sản xuất là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp CNHT điện tử Việt Nam trong bối cảnh hiện nay khi mà các tập đoàn điện tử lớn như Samsung, LG, Canon,… đang đầu tư sản xuất ở Việt Nam với tổng mức đầu tư lên tới trên 20 tỷ USD. Một nền sản xuất công nghiệp mạnh phải có những tập đoàn lớn và hệ thống doanh nghiệp sản xuất vệ tinh có năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu và dần hội nhập quốc tế. Điểm hạn chế của phần lớn doanh nghiệp điện tử, cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện điện tử của Việt Nam hiện nay là chưa đủ năng lực và trình độ công nghệ đạt chuẩn để sản xuất các sản phẩm linh kiện đáp ứng yêu cầu của các khách hàng lớn. Các thống kê cho thấy, khoảng 77% lượng linh kiện ngành công nghiệp điện tử hiện vẫn được nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà cung cấp nội địa các sản phẩm linh kiện điện, điện tử chuyên dụng cùng linh kiện điện, điện tử cơ bản chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp: lần lượt là 16% và 1,8%. Hiện nay, một số doanh nghiệp CNHT điện tử Việt Nam mới chỉ sản xuất được bản mạch điện tử 2 lớp, với các bản mạch có số lớp lớn hơn đòi hỏi cần phải đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến hơn thì hiện rất hạn chế. 1 Liên hệ tác giả: namdoduc@ncstp.gov.vn 12 Tiêu chí, quy trình tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ… Việc liên kết với các tập đoàn FDI công nghệ cao là xu thế tất yếu giúp các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử của Việt Nam phát triển trong thời gian tới. Công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử chiếm tỉ lệ trên 80% giá trị của ngành công nghiệp điện tử, bao gồm các ngành: công nghiệp sản xuất linh kiện, công nghiệp vật liệu, công nghiệp khuôn mẫu, gia công cơ khí,… Trong đó, công nghiệp vi mạch bán dẫn là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện chiếm tỉ lệ trên 70% của công nghiệp hỗ trợ. Trên thực tế, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại Việt Nam ít phát triển nên dẫn đến tỉ lệ nội địa hóa rất thấp, bình quân chỉ 20-30%, còn lại chủ yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, chi tiết kim loại,… Hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ, nhưng so với các doanh nghiệp FDI trong cùng lĩnh vực sản xuất và cung cấp sản phẩm linh phụ kiện điện tử thì vẫn còn khoảng cách lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chú trọng hơn trong việc tìm kiếm, lựa chọn các công nghệ sản xuất tiên tiến phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của khách hàng gần đây. 2. Thực trạng công nghệ sản xuất tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam “Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những công nghiệp hỗ trợ quan trọng”2 hay “Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn,... cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử)”3 và tại Việt Nam “CNHT chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,… Và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm CNHT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các DNNVV”4. Như vậy, xét trên mức độ cần thiết và tầm quan trọng, CNHT thực sự đóng vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế, trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức mạnh cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chính, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa (CNH) quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thực trạng chung của ngành CNHT Việt Nam trong 5 năm trở lại đây là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp CNHT còn nhiều hạn chế: Số 2 Theo Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ Thái Lan (Bureau of Supporting Industries Development - BSID). 3 Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI). 4 Theo Bộ Công Thương (MOIT). JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 13 lượng ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm (Trương Chí Bình, 2014). Sau nhiều năm, quy mô và năng lực của các doanh nghiệp CNHT tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Cũng như nhiều ngành, lĩnh vực CNHT khác, các doanh nghiệp CNHT điện tử Việt Nam còn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chí, quy trình tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 11 TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH TÌM KIẾM, NHẬN DẠNG VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐIỆN TỬ Đỗ Đức Nam1 Văn phòng Hội đồng Chính sách KH&CN quốc gia Tóm tắt: Đổi mới công nghệ sản xuất linh phụ kiện là một yếu tố bắt buộc của một doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) điện tử trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với thế mạnh cả về vốn và công nghệ đang hiện diện đầu tư ở Việt Nam. Bài báo tập trung nghiên cứu đề xuất các tiêu chí, quy trình về tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT điện tử của Việt Nam các phương thức và công cụ định hướng để có thể lựa chọn hiệu quả các công nghệ phù hợp trong lộ trình đổi mới công nghệ của mình, tạo lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Từ khóa: Công nghệ; Tìm kiếm công nghệ; Nhận dạng công nghệ; Lựa chọn công nghệ; Đổi mới công nghệ; Công nghiệp hỗ trợ; Công nghiệp điện tử. Mã số: 19081501 1. Mở đầu Nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới công nghệ sản xuất là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp CNHT điện tử Việt Nam trong bối cảnh hiện nay khi mà các tập đoàn điện tử lớn như Samsung, LG, Canon,… đang đầu tư sản xuất ở Việt Nam với tổng mức đầu tư lên tới trên 20 tỷ USD. Một nền sản xuất công nghiệp mạnh phải có những tập đoàn lớn và hệ thống doanh nghiệp sản xuất vệ tinh có năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu và dần hội nhập quốc tế. Điểm hạn chế của phần lớn doanh nghiệp điện tử, cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện điện tử của Việt Nam hiện nay là chưa đủ năng lực và trình độ công nghệ đạt chuẩn để sản xuất các sản phẩm linh kiện đáp ứng yêu cầu của các khách hàng lớn. Các thống kê cho thấy, khoảng 77% lượng linh kiện ngành công nghiệp điện tử hiện vẫn được nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà cung cấp nội địa các sản phẩm linh kiện điện, điện tử chuyên dụng cùng linh kiện điện, điện tử cơ bản chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp: lần lượt là 16% và 1,8%. Hiện nay, một số doanh nghiệp CNHT điện tử Việt Nam mới chỉ sản xuất được bản mạch điện tử 2 lớp, với các bản mạch có số lớp lớn hơn đòi hỏi cần phải đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến hơn thì hiện rất hạn chế. 1 Liên hệ tác giả: namdoduc@ncstp.gov.vn 12 Tiêu chí, quy trình tìm kiếm, nhận dạng và lựa chọn công nghệ… Việc liên kết với các tập đoàn FDI công nghệ cao là xu thế tất yếu giúp các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử của Việt Nam phát triển trong thời gian tới. Công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử chiếm tỉ lệ trên 80% giá trị của ngành công nghiệp điện tử, bao gồm các ngành: công nghiệp sản xuất linh kiện, công nghiệp vật liệu, công nghiệp khuôn mẫu, gia công cơ khí,… Trong đó, công nghiệp vi mạch bán dẫn là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện chiếm tỉ lệ trên 70% của công nghiệp hỗ trợ. Trên thực tế, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại Việt Nam ít phát triển nên dẫn đến tỉ lệ nội địa hóa rất thấp, bình quân chỉ 20-30%, còn lại chủ yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, chi tiết kim loại,… Hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ, nhưng so với các doanh nghiệp FDI trong cùng lĩnh vực sản xuất và cung cấp sản phẩm linh phụ kiện điện tử thì vẫn còn khoảng cách lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chú trọng hơn trong việc tìm kiếm, lựa chọn các công nghệ sản xuất tiên tiến phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của khách hàng gần đây. 2. Thực trạng công nghệ sản xuất tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam “Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những công nghiệp hỗ trợ quan trọng”2 hay “Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn,... cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử)”3 và tại Việt Nam “CNHT chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,… Và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm CNHT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các DNNVV”4. Như vậy, xét trên mức độ cần thiết và tầm quan trọng, CNHT thực sự đóng vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế, trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức mạnh cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chính, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa (CNH) quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thực trạng chung của ngành CNHT Việt Nam trong 5 năm trở lại đây là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp CNHT còn nhiều hạn chế: Số 2 Theo Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ Thái Lan (Bureau of Supporting Industries Development - BSID). 3 Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI). 4 Theo Bộ Công Thương (MOIT). JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 13 lượng ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm (Trương Chí Bình, 2014). Sau nhiều năm, quy mô và năng lực của các doanh nghiệp CNHT tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Cũng như nhiều ngành, lĩnh vực CNHT khác, các doanh nghiệp CNHT điện tử Việt Nam còn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tìm kiếm công nghệ Nhận dạng công nghệ Lựa chọn công nghệ Đổi mới công nghệ Công nghiệp hỗ trợ Công nghiệp điện tửGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 74 0 0
-
162 trang 58 0 0
-
57 trang 39 1 0
-
Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
6 trang 33 0 0 -
212 trang 33 0 0
-
Giáo trình Quản lý công nghệ: Phần 1
148 trang 33 0 0 -
Giáo trình Quản lý công nghệ: Phần 2
125 trang 32 0 0 -
8 trang 31 0 0
-
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 3 - GV. Trương Thị Hương Xuân
26 trang 30 0 0 -
Giáo trình Quản lý công nghệ - Nguyễn Đăng Dậu, Nguyễn Xuân Tài
290 trang 28 0 0