Danh mục

Tiêu chí về văn hóa và thiết chế văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thành công và thách thức trong giai đoạn tới

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 390.71 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày thành công và thách thức trong xây dựng nông thôn mới và các tiêu chí về văn hóa, thiết chế văn hóa cơ sở của đồng bằng Sông Cửu Long. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chí về văn hóa và thiết chế văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thành công và thách thức trong giai đoạn tới BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TIÊU CHÍ VỀ VĂN HÓA VÀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC TRONG GIAI ĐOẠN TỚI Với quan điểm xây dựng nông thôn “có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, văn hoá thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới. Ngay từ khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí, trong đó có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa: tiêu chí thứ 6 (về cơ sở vật chất văn hóa) và tiêu chí 16 (về văn hóa), vừa thể hiện yêu cầu đạt chuẩn về cơ sở hạ tầng văn hoá, qua đó hướng tới các nội dung về giá trị cốt lõi của văn hoá. Sau 10 năm thực hiện, đời sống văn hóa của người dân ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã được nâng lên rõ rệt, ở khắp các xã, ấp phong trào văn hóa văn nghệ, các CLB đờn ca tài tử, hát cho nhau nghe, CLB TDTT có điều kiện để phát triển mạnh, từng bước đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân, qua đó nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, góp phần quan trọng đổi mới diện mạo ở nông thôn. Các địa phương đã phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, về bản sắc văn hóa, về xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế du lịch trong vùng. Để định hướng cho địa phương trong việc thực hiện tiêu chí số 06 (cơ sở vật chất văn hóa), đồng thời cũng là cơ hội để hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở các địa phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Ngành văn hóa các địa phương đã chủ động tham mưu, đề xuất ban hành các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo, xây dựng các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Gắn với xây dựng nông thôn mới, các thiết chế văn hóa, thể thao tại xã, thôn ngày càng phát huy được vai trò của mình. Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp là nơi trực tiếp gắn bó với người dân nhất trong hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở, đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, học tập cộng đồng và các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho nhân dân, đặc biệt là các đối tượng người cao tuổi, thanh thiếu nhi. Những năm gần đây, nhiều địa phương luôn tìm cách sáng tạo, đổi mới các mô hình đặc biệt là gắn với cộng đồng. Khi mô hình thiết chế văn hóa gần với cộng đồng thì sẽ có sức sống mạnh mẽ mang đến luồng gió mới cho hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn. Các Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp đang tập trung xây dựng kế hoạch để hoạt động hiệu quả với nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và giáo dục đa dạng, phong phú được tổ chức thường xuyên; người dân địa phương được thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng ở cơ sở góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân. Các hoạt động của Đài truyền thanh, sinh hoạt phong trào văn hóa - thể thao của các ngành, đoàn thể xã cũng được đưa vào Trung tâm tổ chức, từ đó phát huy công năng. Tổ chức bộ máy, trang 57 thiết bị và kinh phí hoạt động ổn định, đảm bảo phục vụ các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở. Một số mô hình tiêu biểu: Đồng Nai: Là địa phương đã có nhiều hướng đi, cách làm hiệu quả trong việc phát huy hiệu quả xã hội hóa, mô hình TTVHTT xã Túc Trưng huyện Định Quán đã được khẳng định trong thực tiễn về hoạt động ở các thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, dành sự quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mô hình Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc có kiến trúc mang dáng dấp của nhà làng của đồng bào ở các ở Tà Lài (huyện Tân Phú), NVH dân tộc Chơ Ro (xã Phước Bình, huyện Long Thành; xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc; xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu; ấp Hiệp Nghĩa và xã Túc Trưng, huyện Định Quán), trưng bày tại các nhà văn hóa những hiện vật gắn với đời sống của đồng bào các dân tộc, điều này đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đồng báo các dân tộc thiểu số. Tây Ninh: Trung tâm văn hóa thể thao huyện Hòa Thành là một trong những mô hình hiệu quả trong việc xã hội hóa các hoạt động ở cấp huyện tạo sức thu hút nhân dân tham gia. Đối với thiết chế văn hóa thể thao cấp xã đã dành sự quan tâm đặc biệt, quy hoạch xây dựng ở vị trí trung tâm, kiến trúc mở, cảnh quan thân thiện, các hoạt động phong phú, hấp dẫn, quan tâm về kinh phí tổ chức hoạt động thường xuyên... Bà Rịa Vũng Tàu: Mô hình thiết chế văn hóa thể thao gắn với nhà truyền thống tại huyện Đất Đỏ, những hình ảnh trưng bày sinh động về kết quả trước và sau khi xây dựng nông thôn mới, những hình ảnh về tấm gương tiêu biểu trong cộng đồng: Người cao tuổi, nông dân có thành tích trong lao động sản xuất, thanh niên có thành tích trong học tập, phụ nữ gương mẫu; những hình ảnh về phong trào văn hóa, thể thao ở cộng đồng.... cách làm này tạo sức lan tỏa rất tốt trong công tác tuyên truyền, vận động, và nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Bến Tre: Mô hình Trung tâm văn hóa cấp tỉnh kết nối với các huyện, các xã, ấp tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng hàng ngày, hàng tuần tạo nên sức hấp dẫn, thu hut đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định: - Nhiều nơi chưa phát huy tốt công năng của thiết chế văn hóa, chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: