Danh mục

Tiểu luận Bảo hộ lao động: Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên

Số trang: 26      Loại file: docx      Dung lượng: 202.35 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận với đề tài "Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên" trình bày về cơ sở lý luận chung, giới thiệu chung về Gang Thép Thái Nguyên và tình hình thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại công ty, nhận xét đánh giá và một số kiến nghị,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Bảo hộ lao động: Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên TIỂU LUẬN MÔN: BẢO HỘ LAO ĐỘNG Đề tài: “Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác   tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang   Thép Thái Nguyên” LỜI MỞ ĐẦU Bảo Hộ Lao Động với ba nội dung chính là: Thực hiện công tác an toàn,  vệ sinh lao động; tuyên truyền về công tác an toàn và tai nạn xảy ra trong các   nhà máy xí nghiệp nhằm tác động đến ý thức thực hiện công tác An toàn ­ Vệ  sinh; ban hành các chế độ chính sách, luật pháp về công tác Bảo hộ lao động ­   An toàn lao động. Trong ba mục tiêu trên thì nội dung chủ  yếu và cốt lõi là   thực hiện công tác An toàn ­ Vệ  sinh lao động đó là các hoạt động đồng bộ  trên các mặt lập pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội khoa học ­ kỹ thuật,   nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề  nghiệp nhằm đảm bảo sức khoẻ  cho người lao động, đây là một chính sách   kinh tế xã hội lớn của Đảng và nhà nước đã và đang được quan tâm như một  nội dung quan trọng trong sự phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước. Được sự quan tâm của trường Đại học Công Đoàn, sự cố gắng, nỗ lực  của khoa Bảo hộ  lao động đã tạo điều kiện cho sinh viên hai lớp B10 đi tìm  hiểu thực tế  tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên về  thực trạng công tác an   toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại công  ty, các biện pháp làm giảm số tan nạn lao động hàng năm như: Công nghệ xử  lý nước thải, bụi,  ồn, rung... trước khi thải ra môi trường. Qua hai ngày đi   thực tế tuy thời gian có hạn chế, chúng em chưa được tiếp xúc nhiều nhưng   cũng nắm được những nét khái quát nhất về  các quy trình công nghệ, dây   truyền sản xuất cũng như  công tác thực hiện an toàn ­ vệ  sinh lao động tại  công ty. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản. ­ Bảo hộ lao động: Mà nội dung là công tác an toàn và vệ sinh lao dộng   là các hoạt động đồng bộ trên các mặt lập pháp, tổ chức hành chính, công tác  khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn và  bệnh nghề  nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ  sức khoẻ  cho người lao  động. Bảo hộ  lao động là một yêu cầu rất khách quan để  bảo vệ  người lao  động ­ yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất. Hoạt động   bảo hộ lao động phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học   công nghệ của mỗi quốc gia, mỗi đơn vị sản xuất. ­ Điều kiện lao động: Được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã   hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các phương tiện và công cụ  lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp chúng trong  không gian và thời gian, sự  tác động của chúng trong mối quan hệ  tác động  qua lại với người lao động tại chỗ làm việc tạo nên một điều kiện nhất định  cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của con người   trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng là một yếu tố gắn liền với điều kiện  lao động. ­ Các yếu tố nguy hiểm và có hại: Là yếu tố xuất hiện trong điều kiện  lao động có  ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ  gây ra tai nạn  lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm và   có hại xuất hiện trong sản xuất cũng có nhiều loại, chúng được phân chia   thành 4 loại chính sau: + Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm bức xạ có hại, bụi tiếng ồn... + Các yếu tố hoá học: Các chất độc hại, các loại hơi khí độc, bụi độc,  các chất phóng xạ... + Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn,  nấm mốc các loại ký sinh trùng... + Các yếu tố bất lợi về yếu tố lao động, không tiện nghi do không gian   nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh các yếu tố không thuận lợi về tâm lý... ­ Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra trong quá lao động, công tác do   kết quả  của sự  tác động đột ngột từ  bên ngoài làm chết người, tổn thương   hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của   cơ thể. Trường hợp người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập  vào cơ thể một lượng lớn các chất độc có thể gây chết người ngay tức khắc   hoặc huỷ  hoại chức năng nào đó của cơ  thể  cũng có thể  coi là tai nạn lao   động. Trường hợp người lao động bị tai nạn trong quá trình di chuyển từ nơi  ở  đến nơi làm việc hoặc bị  tai nạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ  bên  ngoài theo yêu cầu của người sử  dụng lao động cũng được là tai nạn lao  động. Tai nạn lao động được phân ra: Tai nạn chết người, tai nạn lao động  nặng và tai nạn lao động nhẹ. Người ta đánh giá tình hình tai nạn lao động  theo hệ số tần suất tai nạn lao động k:                                                        k =  Trong đó: n: Số tai nạn lao động. N: Tổng số người lao động. ­ Bệnh nghề  nghiệp: Là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc  trưng nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên kéo dài  của điều kiện lao động xấu. 1.2. Mục đích ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động Mục tiêu của công tác bảo hộ  lao động là thông qua các biện pháp về  khoa học và kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu  tố  nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên điều kiện lao động   tiện nghi, thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn  lao động và bệnh nghề  nghiệp, hạn chế   ốm đau và giảm sút sức khoẻ  cũng  như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn bảo   vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động, trực tiếp góp phần  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: