Danh mục

Giáo trình An toàn lao động điện lạnh (Nghề: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 826.37 KB      Lượt xem: 129      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "An toàn lao động điện lạnh (Nghề: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày đúng kiến thức lý thuyết về an toàn lao động điện lạnh đối với con người và thiết bị; nêu đúng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; áp dụng đúng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình An toàn lao động điện lạnh (Nghề: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐIỆN LẠNH NGHỀ: VẬN HÀNH SỬA CHỮA THIẾT BỊ LẠNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: …… /QĐ-CĐNCT ngày …tháng …năm 2021 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Cần Thơ. Cần Thơ, năm 2021 (lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Môn học An toàn lao động điện lạnh được biên soạn theo Chương trình đào tạo năm 2021 với QĐ số....../QĐ-CĐNCT ngày............., qui định về xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ Cao Đẳng và chương trình chi tiết Môn học An toàn lao động điện lạnh – Trình độ Cao Đẳng. Giáo trình được biên soạn với thời lượng 30 giờ nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về an toàn ttrong hệ thống lạnh. Nội dung đi từ những vấn đề như qui định an toàn, các nguy cơ gây mất an toàn và cách phòng tránh cũng như sơ cứu khi xảy ra tai nạn lao động trong lĩnh vực điện lạnh. Trong quá trình biên soạn không khỏi tránh những thiếu sót. Chúng tôi xin trân trọng mọi ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Tổ bộ môn Điện lạnh, Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ. …………., ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Trần Minh Khoa MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: AN TOÀN TRONG HỆ THỐNG LẠNH.......................................... 01 Bài 2: AN TOÀN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN............................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................24 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐIỆN LẠNH Mã môn học: MH08 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học An toàn lao động Điện lạnh được bố trí học trước các môn học / mô đun cơ sở và trước các môn học, mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và cần thiết trong quá trình tham gia lao động sản xuất lĩnh vực nghề Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày đúng kiến thức lý thuyết về an toàn lao động điện lạnh đối với con người và thiết bị. + Trình bày đúng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động. + Áp dụng đúng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động. - Về kỹ năng: + Phòng tránh và sơ cứu người khi gặp tai nạn, + Vận hành an toàn đối với hệ thống lạnh. + Vận hành an toàn đối với hệ thống điện. + Sơ cứu được khi gặp các tai nạn, khắc phục và giảm thiệt hại về người và thiết bị khi xảy ra mất an toàn. + Có ý thức đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi làm việc, an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cận thận, tỉ mỉ an toàn trong công việc. Nội dung của môn học/mô đun: BÀI 1: AN TOÀN TRONG HỆ THỐNG LẠNH Mã Bài: MH08-01 Giới thiệu: An toàn môi chất lạnh nói riêng và an toàn hệ thống lạnh nói chung lã những đòi hỏi về thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành đảm bảo an toàn cho máy, thiết bị và hệ thống lạnh, nhằm giảm đến mức thấp nhất những nguy hiểm đối với người và tài sản. Những nguy hiểm đó gây ra chủ yếu từ các đặc tính lý hóa của môi chất lạnh, đặc biệt là áp suất và nhiệt độ của môi chất trong chu trình lạnh. Cần phải qua tâm thích đáng đến các vấn đề như: - Nổ vỡ thiết bị và nguy hiểm do các mảnh kim loại gây ra - Rò rỉ môi chất lạnh do vết nứt, vỡ hoặc do vận hành sai khi chạy, sửa chữa hoặc khi nạp - Cháy nổ môi chất rò rỉ dẫn đến các tai nạn cháy nổ. Mục tiêu: - Trang bị cho học sinh kiến thức về cách phòng tránh và sơ cứu khi gặp các tai nạn về môi chất lạnh. - Sơ cứu được các tai nạn xảy ra về môi chất lạnh, điện và một số dạng tai nạn khác. - Có ý thức tự chấp hành các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn mọi người cùng thực hiện. Nội dung chính: 1.1. Khái niệm chung. 1.1.1. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động. Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Ðó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất hơi, khí độc, các sinh vật có hại. 1.1.1.1. Vi khí hậu xấu. Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận 1 chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người như sau: + Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: