Danh mục

TIỂU LUẬN: Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 531.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 28,500 VND Tải xuống file đầy đủ (57 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ nhiều thập kỷ qua, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội của đất nước. Bởi vì môi trường không chỉ cung cấp các nguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ chất thải do chính sản xuất và con người tạo ra. “Kinh nghiệm phát triển trên thế giới cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế bao giờ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN:Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường TIỂU LUẬN:Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường Đặt vấn đề Từ nhiều thập kỷ qua, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vaitrò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinhtế, văn hoá- xã hội của đất nước. Bởi vì môi trường không chỉ cung cấp cácnguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà cònlà nơi chứa và hấp thụ chất thải do chính sản xuất và con người tạo ra. “Kinh nghiệm phát triển trên thế giới cho thấy rằng tăng trưởng kinh tếbao giờ cũng làm tăng sức ép và gây ra nguy cơ huỷ hoại môi trường”(1). Vì vậymà môi trường hiên nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia dù đó làquốc gia phát triển hay đang phát triển như Việt Nam. Sự ô nhiễm môi trường,suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, đang đặtcon người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Bảo vệ môi trường ngày nayđã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệpmạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức xã hội để bảo vệ môi trường,ngăn chặn việc gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường. Trong những biệnpháp, chính sách mà Nhà nước ta sử dụng cũng như nhiều nước trên thế giới,Nhà nước ta đã áp dụng các công cụ hữu hiệu của mình trong đó công cụ kinh tếđóng vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng như hội nhập nền kinh tế thếgiới ở nước ta diễn ra mạnh mẽ và kéo theo hàng loạt những thách thức về môitrường. Như vậy các vấn đề về môi trường sẽ ngày càng trở nên gay gắt và phứctạp. Việc giải quyết, tổ chức sẽ không tránh khỏi những xung đột với phát triểnkinh tế- xã hội. áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường gópphần giải quyết những xung đột đó(1) Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - Đổi mới quản lý kinh tế và môi trường sinh thái -NXB Chính Trị - Quốc Gia - Hà Nội 1997 Vì những lý do trên, đựơc sự nhất trí của Ban giám hiệu, Khoa pháp luậtkinh tế trường Đại học Luật Hà nội em tiến hành thực hiện đề tài luận văn tốtnghiệp: “ Các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường”. Chương I Sự cần thiết phải áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường.1. Khái niệm về công cụ kinh tế.1.1. Một số đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế. Bàn về các công cụ kinh tế các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều các địnhnghĩa khác nhau. Để làm sáng tỏ đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế em đưa ramột số định nghĩa sau: Công cụ kinh tế là những phương tiện chính sách nhằm thay đổi chi phí vàlợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động đến môi trường (Tổchức, cá nhân khai thác và sử dụng), tăng cường ý thức trách nhiệm trước việcgây ra sự huỷ hoại môi trường. Các doanh nghiệp (hoạt động sản xuất kinhdoanh) trong quá trình thường phải chú ý tới hai vấn đề: Lợi ích kinh tế và vấnđề bảo vệ môi trường. Như vậy thì ngoài phải chi phí cho những khoản khácđương nhiên họ phải mất một khoản tài chính nhất định chi phí cho bảo vệ môitrường. Điều này đã làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nhà doanh nghiệp. TạiĐiều 7- luật bảo vệ môi trường đã quy định: “ Tổ chức cá nhân sử dụng thànhphần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong trường hợp cần thiếtphải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường”, và cụ thể tại Điều 8 Nghịđịnh số 175- CP ngày 18/10/1994 quy định việc các tổ chức, sản xuất kinh doanhcó trách nhiệm đóng góp tài chính bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại docó hành vi gây tổn hại môi trường. Như vậy việc áp dụng các công cụ kinh tế sẽ làm thay đổi chi phí và lợiích kinh tế và đương nhiên điều đó đã tăng cường ý thức trách nhiệm trong việcbảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đề ra các quyết định nhằmđạt tới các mục tiêu môi trường, từ đó sẽ có cách ứng xử hiệu quả chi phí cho bảovệ môi trường. Do phải chi phí cho việc bảo vệ môi trường nên đã làm cho lợiích kinh tế không cao. Vậy muốn đảm bảo được lợi ích kinh tế thì doanh nghiệphoạt động sản xuất kinh doanh phải tăng giá thành sản phẩm và chỉ có tăng giáthành sản phẩm thì mới đảm bảo được lợi ích kinh tế cũng như đáp ứng được vấnđề bảo vệ môi trường. “Công cụ kinh tế đơn giản là con đường mà chính phủ có thể thay đổihành vi ứng xử của mọi người thông qua việc lưạ chọn những phương thức kinhtế khác nhau hoặc giảm thiểu chi phí trên thị trường nhằm mục tiêu môitrường”(1). Dựa vào công cụ kinh tế, Chính phủ đưa ra các loại mức phí cho việcbảo vệ môi trường, tương ứng với mỗi loại hành động, mức độ của hành động tácđộng đến môi trường : dựa vào đó mà các doanh nghiệp hoạt động sản xuất ki ...

Tài liệu được xem nhiều: