Danh mục

Tiểu luận: Chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập trong thị trường điện thoại thông minh ( Smartphone)

Số trang: 32      Loại file: docx      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá nhằm hệ thống hóa lý thuyết về Case study. Tìm hiểu lý thuyết về chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập. Tìm hiểu khái quát về điện thoại thông minh (Smartphone). Phân tích chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập của các công ty trong thị trường smartphone.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập trong thị trường điện thoại thông minh ( Smartphone) CHIẾN LƯỢC GIÁ HỚT VÁNG VÀ CHIẾN LƯỢC GIÁ THÂM NHẬP TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH (SMARTPHONE) PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thế giới ngày một phát triển làm cho nhu cầu thể hiện hình ảnh bản thân của con người ngày càng được nâng cao hơn, những sản phẩm công nghệ ngày càng được nhiều người ưa thích và cũng có nhiều yêu cầu cao hơn cho những tiện ích mà họ nhận được từ sản phẩm mình. Chính vì thế mà bất chấp bầu không khí toàn cầu vẫn khá u ám do cuộc khủng hoảng chưa từng có, nhưng thị trường điện thoại thông minh năm qua vẫn cực kỳ sôi động với mức tăng trưởng lên đến 63%, đạt 488 triệu máy trên toàn cầu. Song miếng bánh ngon này không chia đều cho tất cả. Người tiêu dùng chỉ thật sự thoã mãn khi số tiền họ bỏ ra xứng đáng với những giá trị mà họ mong đợi hay kì vọng từ những sản phẩm đó, cho nên muốn kinh doanh hiệu quả và tiếp tục tồn tại, phát triển trên thị trường thì các doanh nghiệp buộc phải có những chiến lược hợp lý cho sản phẩm của mình. Trong những chiến lược của doanh nghiệp thì chiến lược định giá cho sản phẩm kết hợp với kênh phân phối một cách hợp lý là chiến lược quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, đem lại lợi nhuận và doanh số cao nhất so với các đối thủ trong ngành Nhằm nghiên cứu rõ hơn về mối quan hệ giữa chiến lược giá của doanh nghiệp và hệ thống kênh phân phối đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng xa sỉ, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập trên thị trường Smartphone “. II. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý thuyết về Case study - Tìm hiêu lý thuyết về chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập - Tìm hiểu khái quát về điện thoại thông minh (Smartphone) - Phân tích chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập của các công ty trong thị trường smartphone - Thành công và thất bại của các công ty khi lựa chọn các chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập III. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính. PHẦN B: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Lý thuyết về case study a. Case study là gì? - Case study là nghiên cứu tình huống. Phương pháp học bằng cách nghiên cứu tình huống (Case study) giống như tìm cách giải quyết một bài toán hóc búa. Một tình huống được lấy làm ví dụ phải là tình huống có vấn đề thực sự. Đó là tình huống chứa đủ thông tin để người đọc nắm bắt và phân tích. Một tình huống thú vị thường giống một câu chuyện có yếu tố khám phá mà người viết tạo ra nhằm lôi cuốn sự quan tâm của bạn đọc. ( Kinh nghiệm viết một bài tình huống) b. Phương pháp viết Case study - Có 3 bước cơ bản khi viết một tình huống, đó là: nghiên cứu, phân tích và bắt tay vào viết.  Giai đoạn nghiên cứu - Tìm kiếm thông tin ở thư viện hoặc Internet Tìm kiếm những bài liên quan đã được viết trước đó. Đó có thể là những bài viết về nghiên cứu tình huống tương tự như tình huống mà bạn đưa ra. Khi làm điều này, bạn sẽ thấy được những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết. Hoặc biết đâu những ý tưởng mới sẽ xuất hiện lúc ấy. - Tìm và phỏng vấn những người có kiến thức Khi thực hiện phỏng vấn, chúng ta không chỉ cần câu trả lời có hay không mà chúng ta cần những thông tin trong chính những câu trả lời. Vì thế, điều mà bạn cố phải làm là khiến người phỏng vấn nói ra tất cả những gì họ biết. Từ đó, bạn bổ sung những điều ấy vào trong tình huống của mình.  Giai đoạn phân tích - Tập hợp tất cả những thông tin bạn có Bạn bắt đầu tập hợp những thông tin bạn có từ nhiều nguồn bài viết, sách vở và nhiều cá nhân khác nhau. Rất khó để bạn có thể làm việc với hàng loạt thông tin như thế. Nên hãy bắt đầu phân loại chúng. - Phân chia ra các phần cho những người khác nhau Mỗi cá nhân hay mỗi nhóm tham gia viết xây dựng tình huống cần phải giải quyết những vấn đề thực sự quan trọng, là những vấn đề đang diễn ra mà người đọc cần biết để hiểu được tình huống ấy. - Cố gắng trình bày tình huống một cách hệ thống nhất chỉ trong vài câu Khi bạn làm điều này, bạn sẽ thấy mình cần nhiều thông tin hơn nữa. Khi bạn cảm thấy hài lòng với cách mà bạn định nghĩa vấn đề mà bạn muốn người đọc suy nghĩ, hãy chẻ nhỏ vấn đề ra. Mỗi phần nhỏ ấy sẽ là một mảnh ghép cần phải được hiểu rõ trước khi giải quyết vấn đề.  Bắt tay vào viết - Định nghĩa về vấn đề hay đưa ra câu hỏi về tình huống mà bạn muốn người đọc phải giải quyết Đây chính là điểm thu hút sự chú ý của người đọc. Bạn có thể bắt đầu với việc đưa ra ngay một câu hỏi. Người đọc sẽ theo đó mà khám phá những nội dung tiếp theo. Và bài viết sẽ được tiếp tục cho đến khi bạn cung cấp thông tin chốt lại ở phần cuối bài, như món quà cho những ai kiên nhẫn đi cùng bạn phần cuối. - Tổ chức hợp lý nội dung Bạn có thể cần tổ chức nội dung thông tin của mình theo những chủ đề sau: a. Giới thiệu vấn đề b. Những thông tin nền liên quan c. Các yếu tố trực tiếp tác động hoặc có ảnh hưởng đến diễn biến tình huống. Đó có thể là những quy định, ràng buộc, điều kiện… - Phần kết luận Tình huống bạn đưa ra cần phải có một kết luận. Tuy nhiên, bạn không nên có một kết luận cứng nhắc đối với tình huống của mình. Kết luận của bạn nên ở dạng là một gợi ý có thể bao quát được những hướng giải quyết mà người đọc có thể đưa ra. Từ đó, người đọc có thể tranh luận với nhau về những khả năng cũng như tính khả thi của những phương án có thể lựa chọn. Một bài tập tình huống tốt phải thỏa mãn 2 điều kiện: cung cấp đầy đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: