Danh mục

TIỂU LUẬN: Chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2005

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.60 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lênin từng nói: “Không có thị trường bên ngoài thì một số nước tư bản chủ nghĩa không thể sống được”. Như vậy, vấn đề thị trường là một vấn đề quan trọng để phát triển sản xuất - kinh doanh và để phát triển nền kinh tế.Thực tế cũng cho thấy, không một quốc gia nào thực hiện được mục tiêu đầy tham vọng là “độc lập kinh tế và xây dựng hoàn chỉnh nền kinh tế tự cung, tự cấp để tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài”. Bởi vì, không có một quốc gia nào dù...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2005 TIỂU LUẬN:Chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến năm 2005 Lời nói đầu Lênin từng nói: “Không có thị trường bên ngoài thì một số nước tư bản chủnghĩa không thể sống được”. Như vậy, vấn đề thị trường là một vấn đề quan trọngđể phát triển sản xuất - kinh doanh và để phát triển nền kinh tế. Thực tế cũng cho thấy, không một quốc gia nào thực hiện được mục tiêu đầytham vọng là “độc lập kinh tế và xây dựng hoàn chỉnh nền kinh tế tự cung, tự cấp đểtránh sự lệ thuộc vào bên ngoài”. Bởi vì, không có một quốc gia nào dù là giàumạnh đến đâu lại xây dựng một nền kinh tế vô cùng tốn kém về cả vật chất và thờigian như vậy. Xu hướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổichiến lược từ đóng cửa sang mở cửa từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuấtkhẩu. ở Việt Nam , xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp pháttriển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc mở rộng xuất khẩu là phương tiệnthúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ để tạo tiền đề choviệc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế, khuyến khích sảnxuất trong nước từ đó giúp cho nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh chóng và hiệuquả trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để khắc phục các nguy cơ tụt hậu về kinh tế và thực hiện mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội, ngay từ Đại hội Đảng VI, Đảng ta đã khẳng định “xuất khẩu là mộttrong ba chương trình cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế xã hội.... không những có ýnghĩa sống còn đối với tình hình trước mắt mà còn là điều kiện ban đầu không thểthiếu để triển khai công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa” và trong Đại hội Đảng VIIIđã khuyến khích và nhất quán thực hiện “Chiến lược hướng về xuất khẩu từ nayđếna năm 2005”. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề và nhằm cung cấp những yếu tốchung nhất, nổi bật nhất đồng thời cố gắng tiếp cận vấn đề một cách toàn diện tôiđã lựa chọn đề tài: “Chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam từ nay đếnnăm 2005” Đây là một đề tài rất rộng và có nhiều vấn đề rất phức tạp, do khả năng cóhạn nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy côgiáo và những ai quan tâm tới đề tài. Nhân đây em cũng xin cảm ơn thầy giáo PGS - TS Nguyễn Duy Bột và cácthầy, cô đã giúp em hoàn thành được đề tài này. Nội dung I. Tổng quan về chiến lược hướng xuất khẩu 1. Một số chiến lược phát triển kinh tế của các nước Các nước muốn thủ tiêu nền sản xuất lạc hậu và để khai thác tối ưu cácnguồn lực, lợi thế... của mình, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bềnvững thì phải xây dựng cho mình một chính sách kinh tế - xã hội hợp lý. ở ViệtNam, quá trình ấy gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Quá trình công nghiệp hoá đã được các nước phát triển và các nước côngnghiệp mới (NICs) thực hiện từ rất lâu và vào các giai đoạn khác nhau. Quá trình công nghiệp hoá đã được thực hiện thành công ở nhiều nước màthanh công ở các nước đang phát triển là một ví dụ. Người đã khái quát thành hai mô hình chiến lược công nghiệp hoá và nộidung trọng tâm của mỗi mô hình có sự khác nhau và do đó kết quả cũng vì thế màcó sự tham gia. 1.1. Chiến lược thay thế nhập khẩu Chiến lược thay thế nhập khẩu được thực hiện vào khoảng cuối thế kỷ 18 vàđầu thế kỷ 19. Các nước để bảo vệ nền sản xuất trong nước và chống lại sự cạnh tranh củahàng ngoại nhập đã thực hiện việc lập nên các hàng rào bảo hộ. Với mục đích nhằmphát triển mạnh mẽ việc sản xuất hàng hoá, đặc biệt là hàng tiêu dùng, thay thếhàng hoá phải nhập khẩu xưa nay. Chiến lược này đã đem lại tác dụng về nhiều mặt. + Khai thác được các nguồn lực sẵn có + Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động + Mở rộng thị trường, phát triển sản xuất hàng hoá + Tiết kiệm đồng ngoại tệ Bên cạnh đó nó có những nhược điểm và hạn chế sau: Thứ nhất: việc sản xuất là nhằm tiêu dùng trong nước các nhà sản xuất khôngđược tiếp xúc với thị trường bên ngoài nên việc nâng coa trình độ tay nghề chocông nhân cũng như cải tiến kỹ thuật, công nghệ và công tác quản lý không đượcquan tâm, chú trọng. Do đó, cả quy mô lẫn trình độ sản xuất không có động lực đểmở rộng và phát triển. Thứ hai: chiến lược thay thế nhập khẩu chỉ chú trọng tới đầu tư chiều rộngmà không quan tâm tới chiều sâu. Tức là chỉ quan tâm mở rộng quy mô mà khôngchú trọng tới một ngành nghề cụ thể. Do vậy, không tập trung được nhân tài và vậtlực vào những ngành nghề mà trong nước có điều kiện phát huy lợi thế. Thị trườngtrong nước đã dần trở nên chật hẹp so với khả năng sản xuất. Thứ ba: mục tiêu thay thế hàng nhập khẩu bằng bất cứ giá nào nhằm hạnchế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ đã dẫn tới tình trạng lãng phis lao ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: