Danh mục

Tiểu luận: Chính sách tài khóa và tăng trưởng: bằng chứng từ các nước Oced - Fiscal policy and growth: evidence from Oecd countries

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 421.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Chính sách tài khóa và tăng trưởng: bằng chứng từ các nước Oced - Fiscal policy and growth: evidence from Oecd countries nhằm giới thiệu lý thuyết dự án, bằng chứng thực nghiệm hiện có, phương pháp luận thực nghiệm và kết quả, dữ liệu và phương pháp luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Chính sách tài khóa và tăng trưởng: bằng chứng từ các nước Oced - Fiscal policy and growth: evidence from Oecd countriesTiểu luận Tài chính công Tiểu luận CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC NƯỚC OCEDFISCAL POLICY AND GROWTH: EVIDENCE FROM OECD COUNTRIES (Richard Kneller , Michael F. Bleaney , Norman Gemmell)Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 4 K22 1Tiểu luận Tài chính công MỤC LỤC1. Giới thiệu: ....................................................................................................................... 32. Lý thuyết dự đoán:........................................................................................................ 53. Bằng chứng thực nghiệm hiện có : ............................................................................ 74. Phương pháp luận thực nghiệm và kết quả: ........................................................... 7 4.1. Dữ liệu và phương pháp luận:................................................................................. 9 4.2. Kết quả thực nghiệm:............................................................................................. 13 4.3 Kiểm định robustness:............................................................................................. 15 4.3.1 GDP ban đầu: .................................................................................................. 16 4.3.2 Thay đổi kỳ 5 năm:........................................................................................... 16 4.3.3. Ước tính biến công cụ:.................................................................................... 19 4.3.4. Phân loại lại các biến tài chính..................................................................... 205. Kết luận :....................................................................................................................... 22Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 4 K22 2Tiểu luận Tài chính công CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC NƯỚC OCEDFISCAL POLICY AND GROWTH: EVIDENCE FROM OECD COUNTRIES (Richard Kneller , Michael F. Bleaney , Norman Gemmell) Phải chăng bằng chứng phù hợp với những dự đoán của các mô hình tăngtrưởng nội tại cho rằng cấu trúc thuế và chi tiêu công có thể ảnh hưởng đến tốc độtăng trưởng ổn định? Nhiều nghiên cứu trước đây cần phải được đánh giá xem xétlại vì đã bỏ qua độ lệch liên quan đến việc không nêu đầy đủ chi tiết của giới hạnngân sách chính phủ. Chúng tôi chỉ ra rằng những độ lệch này là trọng yếu và điềuchỉnh chúng, tìm kiếm cơ sở vững chắc cho mô hình Barro (1990,Chi tiêu của chính phủ trong một mô hình tăng trưởng nội sinh. Tạp chí Chính trịNền kinh tế 98 (1), S103-117, cho một nhóm 22 quốc gia OECD, 1970-1995.Đặc biệt chúng tôi tìm thấy (1)thuế gây bóp méo kìm hã m tăng trưởng, trong khithuế không gây bóp méo thì không, và (2)Chi tiêu chính phủ vào sản xuất đẩy mạnhtăng trưởng, trong khi chi tiêu phi sản xuất không có tác dụng đối với tăng trưởng. 1. Giới thiệu: Tỷ lệ phân chia các khoản chi tiêu chính phủ, hoặc các thành phần của chiphí và doanh thu có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong dài hạn hay không?Theo các mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) và Swan (1956), câu trảlời phần lớn là không. Ngay cả khi chính phủ có thể tác động đến tốc độ tăngtrưởng dân số, ví dụ như giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh hoặc khuyến khích sinh đẻ,những điều trên không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn của thu nhập bìnhquân trên đầu người. Trong các mô hình này, thuế và các biện pháp chi tiêu ảnhhưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc khuyến khích đầu tư vốn vào vật chất hay con ngườicuối cùng ảnh hưởng đến tỷ số cân bằng tài chính hơn là tốc độ tăng trưởng bềnvững. Ngược lại, trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, vốn đầu tư vào con ngườivà vật chất ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng bền vững, và do đó trong các mô hìnhnày, ít nhất một số yếu tố thuế và chi tiêu công đóng vai trò trong quá trình tăngtrưởng. Kể từ khi có sự đóng góp tiên phong của Barro (1990), King và Rebelo(1990) và Lucas (1990), một số bài báo đã mở rộng việc phân tích thuế, chi tiêuNhóm 3 – Lớp NH Đêm 4 K22 3Tiểu luận Tài chính côngcông và tăng trưởng, chứng minh trong một vài điều kiện khác nhau với các biến tàikhóa có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn (ví dụ, Jones và cộng sự, 1993;.Stokey và Rebelo, 1995;. Mendoza và cộng sự, 1997). Nếu lý thuyết là hợp lý hoàn toàn, tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy.Như Stokey và Rebelo (1995, trang. 519) tuyên bố, Những ước tính gần đây củatác động đến tăng trưởng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: