Danh mục

Tiểu luận: Dân số và mức sống

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 284.00 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dân số và mức sống là bài tiểu luận về các ảnh hưởng của quy mô dân số đến mức sống.Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội phức tạp và phong phú về mặt nội dung, phản ánh quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội giữa những người với những người trong quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Dân số và mức sống TRƯỜNG ĐẠI HOC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ & KẾ TOAN ́ BÀI THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ MỨC SỐNG Nhóm thực hiện : Nhóm 4 Lớp : Kế Toan K34D ́ Quy Nhơn, Tháng 11 năm 2011 Khoa Kinh tế và kế toán DANH SÁCH THÀNH VIÊN: 1. Nguyễn Thị Mỹ Lanh 2. Bạch Thị Lâm 3. Đỗ Thị Bích Liễu 4. Lê Thị Linh 5. Nguyễn Thị Khánh Linh 6. Trần Thị Ngọc Linh 7. Lê Thị Ly 8. Phạm Thị Diễm Mi 9. Nguyễn Thị Minh 10.Phan Thị Vũ Mỵ Nhóm 4- Kế toán K34D 2 Khoa Kinh tế và kế toán PHẦN 3: DÂN SỐ VÀ MỨC SỐNG 1.Các khái niệm a. Khái niệm mức sống - Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội phức tạp và phong phú về mặt nội dung, phản ánh quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội giữa những người với những người trong quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng xã hội. - Mức sống là một khái niêm rất rộng bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội. Theo Các Mác: “Mức sống không chỉ là sự thoả mãn những nhu cầu của đời sống vật chất, mà còn là sự thoả mãn những nhu cầu nhất định được sản sinh ra bởi chính những điều kiện mà con người đang sống và trưởng thành” (Các Mác-Angghen toàn tập-xuất bản lần thứ hai trang 150-Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội). - Mức sống của dân cư là trình độ thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Mức sống cao hay thấp phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản: + Trước hết mức sống dân cư phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: sản xuất càng phát triển, năng lực lao động càng cao, sản phẩm xã hội càng dồi dào càng tạo tiền đề nâng cao mức sống cho người dân. + Mặt khác mức sống của nhân dân còn phụ thuộc vào chế độ chính trị của mỗi nước, thể hiện ở chính sách và phương thức phân phối, sử dụng tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập quốc dân. - Trong quá trình tái sản xuất dân số là nhân tố rất quan trọng, trong nhiều trường hợp mức sống giữ vị trí quyết định hành vi của từng cá nhân và cộng đồng. b. Khái niệm về nhu cầu - Nhu cầu là sự cần thiết được bảo đảm bằng các điều kiện vật chất và tinh thần nào đó nhằm thoả mãn những đòi hỏi của con người để họ tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. - Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú, không ngừng biến đổi và phát triển, thoả mãn nhu cầu này là phương tiện phát triển, là điều kiện, là động lực kích thích để nhu cầu mới nảy sinh. Cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội, nhu cầu của con người thường xuyên thay đổi và không ngừng tăng lên. c. Mối quan hệ giữa nhu cầu tiêu dùng và mức sống dân cư - Nếu nhu cầu về vật chất và tinh thần càng phát triển và mức độ thoả mãn nhu cầu đó càng cao bấy nhiêu. - Mức sống và nhu cầu liên quan trực tiếp và gắn bó chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình. Nếu nhu cầu là khởi đầu của một quá trình thì quá trình ấy được kết thúc bằng việc làm thỏa mãn nhu cầu. Khi các nhu cầu được thoả mãn lại chính là sự biểu hiện cụ thể của mức sống dân cư. Đến lượt mình mức Nhóm 4- Kế toán K34D 3 Khoa Kinh tế và kế toán sống lại trở thành phương tiện, điều kiện và động lực kích thích nhu cầu mới nảy sinh. - Mức sống biểu hiện và đánh giá thông qua hiệu quả của quá trình. 2. Yếu tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư Mức sống và quá trình nâng cao mức sống chịu sự tác động tổng hợp cử nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Để xác định sự ảnh hưởng của các điều kiện và các yếu tố đến mưc sống, có thể phân loại chúng theo các nhóm chủ yếu sau: Nhóm I: Những yếu tố thuộc về kinh tế- xã hội • Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội • Tiến bộ khoa học kĩ thuật và khả năng áp dụng những thành tựu khoa học đó vào sản xuất và đời sống • Tổng thu nhập quốc dân và cơ cấu thu nhập quốc dân, tỷ lệ phân phối thu nhập quốc dân theo các quỹ: quỹ tích luỹ, quỹ tiêu dùng, tiêu dùng xã hội, tiêu dùng cá nhân… • Số lượng,cơ cấu, chất lượng hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra. • Nguồn vật phẩm tiêu dùng dài hạn hiện có. • Sự phát triển của cơ sỏ và mạng lưới phục vụ sinh hoạt tinh thần phù hợp với sự phân bố dân cư theo lãnh thổ. • Tình hình kinh tế và truyền thống, tâm lý tiêu dung trong gia đình. Ví dụ: Một đất nước phát triển khi có trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại, lực lượng sản xuất tiến bộ thì sẽ có một nền kinh tế phát triển cao đem lại nguồn thu nhập cho đất nước và người dân. Khi đất nước có tổng thu nhập quốc dân cao thì tỉ lệ phân phối cho công tác phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp, lương công nhân sẽ cao thì người dân sẽ có điều kiện chi tiêu nhiều cho nhu cầu cá nhân như mua sắm, may mặc, ăn uống… Nhóm II: Những yếu tố thuộc về địa lý tự nhiên và yếu tố dân cư con người. • Đặc điểm về khí hậu, thời tiết trong từng nước, từng vùng, từng khu vực. Ví dụ: Miền nam không có nhu cầu mua áo bông vì không có mùa đông, do đó số tiền này dành cho chi tiêu ăn uống. • Tính thời vụ trong tiêu dùng do ảnh hưởng của thời tiết. Ví dụ: Nhãn lồng Hưng Yên là sản phẩm theo thời vụ (chín vào tháng 6 âm lịch) nên đến mùa nó sẽ được cung cấp cho thị trường, cho người tiêu dùng. • Trình độ văn minh và những đặc điểm, thói quen, truyền thống tôn giáo trong tiêu dùng. Ví dụ: Đạo Hồi không ăn thịt lợn. Đạo phật ko ăn thịt chó. • Điều kiện lịch sử, dân số ảnh hưởng đến quá trình tiêu dùng và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: