Danh mục

Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Anh(chị) hãy ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM để khái quát các tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm Nhiêu Lộc –Thị Nghè (Nhóm 9)

Số trang: 17      Loại file: docx      Dung lượng: 317.77 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Anh(chị) hãy ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM để khái quát các tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm Nhiêu Lộc –Thị Nghè (Nhóm 9) giới thiệu về trạm bơm, khái quát tác động của dự án và các vấn đề môi trường, các thành phần môi trường có khả năng bị ảnh hưởng, tác động của trạm bơm và những vấn đề môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường: Anh(chị) hãy ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM để khái quát các tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm Nhiêu Lộc –Thị Nghè (Nhóm 9) TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN Chủ đề : Anh(chị) hãy ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM để khái quát các tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm Nhiêu Lộc –Thị Nghè Nhóm: 9 Sinh viên Mã số sinh viên 1 Bùi Quyên Anh 91102003 2 Nguyễn Bình 91101008 3 Võ Kim Ngân 91102208 4 Võ Thị Quỳnh Trâm 91102144 5 Lê Thị Mỹ Trinh 91102152 6 Phạm Thụy Thanh Tuyền 91102162 Nộp bài: 23g30 ngày 01/10/2014 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐTM. 1.1 Phương pháp đơn giản –phương pháp hệ thống Phương pháp ma trận,sơ đồ lưới và bảng liệt kê là các phương pháp đơn giản xác đ ịnh đ ịnh tính các tác động. Trong nghiên cứu ĐTM chúng ta cần một số hoạt động: xác đ ịnh chuẩn bị mô tả môi trường bị ảnh hưởng ,dự đoán và đánh giá, lựa chọn các hoạt động dự kiến. 1.1.1 Phương pháp lập bảng liệt kê ( Check list) Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết. Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động. Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên c ứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính. Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng cũng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thông thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm c ủa chuyên gia, ch ưa s ử dụng các phương pháp tính toán định lượng. Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó.[1] Ưu điểm: • Rõ ràng, dễ hiểu. • Phương pháp có vai trò là một công cụ nhắc nhở hữu ích về phạm vi cũng như dạng các tác động. • Giúp xác định các tác động và có thể giúp người thực hiện có cơ hội xác định tầm quan trọng của tác động. Nhược điểm: • Phương pháp chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá. • Phụ thuộc vào những quy ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng, các cấp, điểm số quy định cho từng thông số. • Hạn chế trong việc tổng hợp tất cả các tác động, đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau. • Các danh mục hoặc quá chung chung hoặc không đầy đủ. • Một số tác động dễ lặp lại, do đó được tính toán hai hoặc nhiều lần trong việc tổng hợp thành tổng tác động. • Không chỉ ra được mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của các tác động. • Thiếu dự đoán các tác động trong tương lai. • Phương pháp này không có các quy trình, thủ tục nhằm giải thích, truyền tải và quan trắc tác động. 1.1.2 Phương pháp ma trận ( Matrix) Phương pháp ma trận môi trường còn gọi là phương pháp ma trận (matrix method) phối hợp liệt kê các hành động của các hoạt động phát triển với việc liệt kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Hoạt động được liệt kê trên trục hoành, nhân tố môi trường được liệt kê trên trục tung, hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép xem xét quan hệ nhân quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem xét chúng d ựa trên sự đánh giá định lượng của các hoạt động riêng lẻ trên từng nhân tố. Có thể phân biệt các phương pháp ma trận cụ thể sau: • Phương pháp ma trận tương tác đơn giản: Simple interaction Matrix. Trục hoành ghi các hành động, trục tung ghi các nhân tố môi trường. Hành động nào có các tác động đến nhân tố môi trường nào thì người ta đánh dấu “X “, biểu thị có tác động, nếu không có tác động thì để trống. Có thể xem phương pháp này là một dạng danh mục môi trường cải tiến, đồng thời xem xét đến nhiều tác động trên cùng một tài liệu. • Phương pháp ma trận có định lượng: (Quantified Matrix) hoặc định cấp (Grad Matrix). Trên các ô của ma trận không chỉ ghi có hay không có tác động mà phải ghi mức đ ộ và tầm quan trọng của tác động. Theo quy ước của Leopold, người đầu tiên đề xuất phương pháp ma trận vào năm 1971, thì mức độ tác động được đánh giá theo 10 cấp. Không tác động thì được điểm 1, tác động nhiều nhất được điểm 10. Tầm quan trọng của nhân tố môi trường cũng được ghi điểm theo 10 cấp. Hết sức quan trọng được điểm 10, ít quan trọng nhất được điểm 1. Việc cho điểm dựa vào cảm tính của người đánh giá, hoặc của ...

Tài liệu được xem nhiều: