Danh mục

TIỂU LUẬN: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - HABUBANK

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 658.02 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án tiểu luận: giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội - habubank, luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - HABUBANK TIỂU LUẬN:Giải pháp mở rộng hoạt động cho vaymua nhà trả góp tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Nhà Hà Nội - HABUBANK LỜI MỞ ĐẦU Có một ngôi nhà riêng mua bằng vốn tích góp hiện là một giấc mơ khá xa với cácgia đình công nhân viên chức, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ. Nhu cầu ngày mộtnhiều, tình trạng đầu cơ khiến cho thị trường nhiều lúc bị lũng đoạn, giá bị đẩy lên caochóng mặt. Tuy nhiên, theo quy luật thị trường, có cầu ắt có cung. Nắm bắt nhu cầu ngườidân, các ngân hàng bắt đầu khai thác dịch vụ cho vay mua nhà trả góp. Từ năm 2005,một số ngân hàng đã đưa ra thị trường sản phẩm này trong đó có Ngân hàng thươngmại cổ phần Nhà Hà Nội – HABUBANK. Cho vay mua nhà trả góp không chỉ là nghiệp vụ làm đa dạng hoá hoạt động,mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng mà nó còn góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống cho người dân, giúp đất nước ngày càng phồn thịnh hơn. Chuyên đề : “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Ngânhàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - HABUBANK” sẽ cung cấp một số thông tinxung quanh vấn đề cho vay mua nhà trả góp và đề xuất các giải pháp phát triển hoạtđộng này tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – HABUBANK. Bài viết này gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về cho vay mua nhà trả góp của NHTM Chương II: Thực trạng cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng TMCP NhàHà Nội (HABUBANK) Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay mua nhà trả góp tại HABUBANK CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY MUA NHÀ TRẢ GÓP CỦA NHTM1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại (NHTM)1.1.1. Khái niệm NHTM Để đưa ra một khái niệm về NHTM, người ta thường phải dựa vào tính chất mụcđích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mụcđích và đối tượng hoạt động. Luật ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng được coi là những xínghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức kýthác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiếtkhấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay như Luật ngân hàng của Ấn Độ 1950, đượcbổ sung 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay haytài trợ, đầu tư”. Những định nghĩa đại loại như vậy là căn cứ vào tính chất và mục đíchhoạt động. Một loạt định nghĩa khác lại căn cứ vào sự kết hợp với đối tượng hoạt động. Vídụ như Luật ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: “Những nhà băng thiếtyếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề th ương mạivà các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụchuyển ngân, đứng ra bảo hiểm…” Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau nh ưng phân tích, khai thác nội dungcủa các định nghĩa đó , người ta dễ dàng nhận thấy các NHTM đều có chung một tínhchất, đó là việc nhận tiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vàocác nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngânhàng. Ở Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướngxã hội chủ nghĩa, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, đựợc bảo hộ quyềnsở hữu và thu nhập hợp pháp. Các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhauhình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp, không phân biệt quanhệ sở hữu đểu tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trướcpháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hóa phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đềcần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụngkhác. Vì vậy, để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng và các tổchức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi íchhợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của ViệtNam có nêu: “ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịchvụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứngcác dịch vụ thanh toán”. Từ định nghĩa chung đó, căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, luật còn chỉrõ các loại hình ngân hàng gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngânhàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàngkhác. Ngày nay, trong thế giới hiện đại, hoạt động của các tổ chức tài chính là môi giớitrên thị trường tài chính càng phát triển về số lượng và quy mô hoạt động, đa dạng vàphong phú, hoạt động đan xen lẫn nhau. Người ta phân biệt ngân hàng thương mại vớicác tổ chức trun ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: