Danh mục

TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 603.64 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,500 VND Tải xuống file đầy đủ (51 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của ngân hàng. Chính vì vậy, kết quả huy động vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng cao hay thấp có ảnh hưởng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của bản than tổ chức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạtđộng huy động vốn tại Ngân Hàng NôngNghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa LỜI MỞ ĐẦU Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ chứctín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lượng vốn lớn cho các doanh nghiệpvay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là hoạt động truyềnthống, chủ yếu của ngân hàng. Chính vì vậy, kết quả huy động vốn và sử dụng vốn của tổchức tín dụng cao hay thấp có ảnh hưởng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển củabản than tổ chức tín dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế, đặc biệt là đối vớimột nền kinh tế vừa bước ra khỏi cơ chế bao cấp và đang khởi sắc trong những bước đầuđổi mới như ở nước ta. Hoà mình với công việc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào nhữngthành tựu đã đạt được trong thập niên qua, nghành Ngân hàng đã phải vượt qua không ítkhó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì mục tiêu này, không ai khácmà chính là hệ thống Ngân hang phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuynhiên, 20 năm đổi mới chưa phải là nhiều. Ngân hang còn phải giải quyết nhiều khó khăntrước mắt mà một trong những cấn đề nổi cộm là hiệu quả công tác huy động vốn củangân hang hiện nay. Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hang. Ngân hangNông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hoá đã góp một phầnkhông nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vự huyện NôngCống của tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn trongquá trình triển khai hoạt động huy động vốn trên địa bàn huyện. Nâng cao hiệu quả hoạtđộng huy động vốn để củng cố sự tồn tại và phát triển ngân hang, đã, đang và se là nhữngvấn đề được quan tâm bởi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện NôngCống. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại ngân hàng Nông Cống em đã mạnh dạn chọn đềtài :” Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân Hàng NôngNghiệp và Phát triển Nông Thôn Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa”. Cấu trúc chuyên đềgồm 3 phần: Chương I: Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônNông Cống – Thanh Hoá Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động huy độngvốn taị ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá. Chương I:Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nông Cống – Thanh Hoá 1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Nông Cống – Thanh Hoá Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tiếpnhận từ Ngân hàng Nhà nước tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, PhòngTín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thànhphố. Ngày 1/4/1990, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống quyếtđịnh được thành lập và ngày 23/04/1990, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nôngthôn Nông Cống chính thức được khai trương và đặt tại Tiểu khu Nam Giang – thị trấnNông Cống , huyện Nông Cống , tỉnh Thanh Hóa, giám đốc đầu tiên của chi nhánh là ôngLê Văn Hùng (1990 - 2006), ông Bùi Sỹ Dũng là giám đốc của chi nhánh từ 2006-nay.Đây là chi nhánh cấp 2, là một trong hơn 2000 chi nhánh hoạt động của Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Vào thời điểm khai trương, ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống với 23 cán bộ nhân viên, có tổng tài sản đạtkhoảng 1500 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 3000 tỷ đồng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống thực hiện nhiệm vụchính là cung ứng vốn - dịch vụ cho khu vực kinh tế dân doanh, doanh nghiệp vừa vànhỏ. Và mục tiêu của chi nhánh là sẽ trở thành một trong những chi nhánh đầu tiên đưacác sản phẩm dịch vụ mới của AGRIBANK đến với khách hàng, liên kết với ngân hàngchính sách nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển nông thôn... Sự ra đời của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nông Cống chínhlà nằm trong mục tiêu cơ cấu lại hoạt động ngân hàng của ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển Nông thôn Việt Nam trở thành ngân hàng hiện đại, đủ sức cạnh tranh trong quátrình hội nhập quốc tế; đây cũng chính là cánh tay nối dài của hội sở chính, phát triển rộng thêm mạng lưới kinh doanh đặc biệt là ở nông thôn. 1.2. Cơ cấu tổ chức Mô hình bộ máy tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: