Danh mục

Tiểu luận Kinh tế quốc tế: AFTA

Số trang: 24      Loại file: doc      Dung lượng: 118.50 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận Kinh tế quốc tế với đề tài "AFTA" trình bày các nội dung sau: giới thiệu tổng quan về AFTA, tác động của AFTA với nền kinh tế Việt Nam, tác động của AFTA với nền kinh tế Asean. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Kinh tế quốc tế: AFTA ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN BÀI THẢO LUẬN Đề tài: AFTA Môn: KINH TẾ QUỐC TẾ Lớp 04 ­ Nhóm 09 DANH SÁCH NHÓM 1. NGUYỄN ĐỖ QUYÊN (thuyết trình) 2. NINH MAI THẢO 3. LÂM THU HUYỀN 4. BÀN THỊ THỦY 5. LÊ THỊ LÂN 6. VŨ TIẾN NAM LỜI MỞ ĐẦU ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế  tăng trưởng với tốc  độ  nhanh nhất thế  giới (tốc độ  tăng trưởng kinh tế  của ASEAN giai đoạn   1981­1991 là 5,4%;  gần gấp hai lần tốc độ  tăng trưởng trung bình của thế  giới). Tuy vậy, trước khi AFTA ra  đời, những nỗ  lực hợp tác kinh tế  của   ASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn. ASEAN đã có các kế  hoạch hợp tác kinh tế  như:  ­ Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA). ­ Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP). ­ Kế  hoạch hỗ  trợ  công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế  hoạch hỗ  trợ  sản  xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC). ­ Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV). Các kế  hoạch hợp tác kinh tế  kể  trên chỉ  tác động đến một phần nhỏ  trong nội bộ  thương mại ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưỏng đến đầu  tư trong khối. Do đó, AFTA được ra đời. PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AFTA I. Quá trình hình thành và phát triển AFTA AFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Khu vực mậu dịch tự  do ASEAN   (ASEAN Free Trade Area),  là một hiệp định thương mại tự  do đa phương   giữa các quốc gia trong khối ASEAN . Theo đó sẽ  giảm dần thu thuế  quan   xuống còn 0 ­ 5%. Loại bỏ hàng rào thuế quan đa phần với các nhóm hàng và  thủ tục hải quan giữa các quốc gia. Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi  trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước   ASEAN trước nhứng thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có  sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là: ­ Quá trình toàn cầu hoá kinh tế  thế  giới diễn ra nhanh chóng và mạnh   mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong   ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong   nước cũng như quốc tế. ­ Sự hình thành và phát triển các tổ  chức hợp tác khu vực mới đặc biệt   như  khu vực mậu dịch tự  do Bắc Mỹ NAFTA  và khu vực mậu dịch tự  do  Châu Âu EU sẽ  trở  thành các khối thương mại khép kín, gây trở  ngại cho  hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này. ­ Những thay đổi về  chính sách như  mở  cửa, khuyến khích và dành  ưu   đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về  tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Nga và  các   nước   Đông   Âu đã   trở   thành   những   thị   trường   đầu   tư   hấp   dẫn   hơn  ASEAN, đòi hỏi ASEAN phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái  Lan, Hội nghị  Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore  đã quyết định thành  lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA). Sáng kiến thành lập khu vực mậu dịch tự  do ASEAN (AFTA) do thủ  tướng Thái Lan đưa ra vào năm 1991, sau đó được thủ  tướng Singapore  ủng  hộ.   Tháng   7/1991,   Hội   nghị   Ngoại   Trưởng   ASEAN   tại   Kualalumpur   (Malaysia) đã hoan nghênh sáng kiến này mặc dù có nhiều nước còn tỏ  ra dè  dặt. Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 23 tháng 10/1991 đã nhất trí  thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và Hội nghị  cấp cao ASEAN lần   thứ IV tháng 1/1992 họp tại Singapore quyết định thành lập AFTA. Ban   đầu   chỉ   có   sáu   nước   là Brunei,   Indonesia, Malaysia, Philippines,  Singapore và Thái Lan. Sau đó, từ năm 1995 đến 1998, ASEAN kết nạp thêm  4 nước thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. II. Mục tiêu chính của AFTA Việc thành lập AFTA năm 1992 là một mốc quan trọng trong lịch sử tự  do hóa thương mại nội bộ ASEAN, đánh dấu sự phát triển về chất trong hợp   tác thương mại khu vực. Hội nghị  cấp cao ASEAN lần thứ IV tháng 1/1992  họp tại Singapore quyết định thành lập AFTA với 3 mục tiêu cơ bản sau: ­ Tự  do hóa thương mại ASEAN bằng việc loại bỏ  các hàng rào thuế  quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế quan. ­ Thu hút các nhà đầu tư  nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một  khối thị  trường thống nhất. Đây là mục tiêu trung tâm của việc thành lập   AFTA, AFTA tạo ra một nền tảng sản xuất thống nhất trong ASEAN, điều  đó cho phép hợp lý hóa sản xuất, chuyên môn hóa trong nội bộ  khu vực và  khai thác các thế mạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau. ­ Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế  quốc tế đang  thay đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại. Với AFTA, các nước ASEAN hy vọng rằng sẽ  n âng cao hơn nữa khả  năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, mở rộng thị trường ngay trong nội bộ  tổ  chức ASEAN bằng cách giảm thiểu hàng rào thuế  quan và phi thuế  quan  trong quan hệ mậu dịch giữa các nước thành viên với nhau. Nhưng quan trọng   hơn hết là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút được nhiều   vốn đầu tư nước ngoài và làm cho kinh tế ASEAN có thể thích nghi được với   điều kiện kinh tế  quốc tế  đang thay đổi theo hướng gia tăng quá trình tự  do  hóa. Tuy nhiên, AFTA mới chỉ là nấc thang đầu tiên trong tiến trình khu vực   hóa. Với sức ép của các hợp tác kinh tế  khu vực và các tổ  chức thương mại  quốc tế  khác, AFTA buộc phải đẩy nhanh tốc độ  thực hiện và không chỉ  dừng lại ở một liên minh thuế quan hay một khu vực mậu dịch tự do mà trong  tương lai sẽ  tiếp tục tiến tới những tầm cao mới như thị trường chung, liên   minh kinh tế. III. Nội dung cơ bản của AFTA 1. Hiệp định CEPT và các quy định chung của CEPT Để  thực hiện thành công Khu vực Mậu dịch Tự  do ASEAN, các nước  ASEAN ­ cũng trong năm 1992, đã  ký Hiệp định về  ...

Tài liệu được xem nhiều: