Tiểu luận: Lịch sử đình làng Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Lịch sử đình làng Việt Nam Tiểu luậnLịch sử đình làng Việt Nam 11. Giới thiệu chungNhắc đến văn hóa cổ truyền làng xã Việt Nam không thể không nhắc đếnngôi đình làng. Đình làng có thể nói là một kiểu kiến trúc công cộng rất đặcsắc, là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của làng xã người Việt.Đình đã xuất hiện từ lâu đời và luôn hiện diện ở hầu khắp các làng xã ViệtNam, nó như là hình ảnh của quê hương, gắn liền với hình ảnh cây đa, giếngnước mà mỗi người dân quê xa xứ dù có thế nào cũng không thể nào quên.Như vậy, để hiểu rõ hơn về ngôi đình làng Việt Nam trong lịch sử, chúng tasẽ cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc, chức năng cũng như vai trò của đìnhlàng trong văn hóa làng xã Việt Nam cổ truyền.2, Lịch sử ra đời và chức năng của đình Việt Nam Trước đình làng với những chức năng như ta đã biết, trong sử sách cũngđã đề cập đến các kiến trúc được gọi là đình. Chẳng hạn năm 1156 nhà Lýlàm hành cung Ngự Thiên, trong tổng thể kiến trúc có “đình Thưởng Hoa”hay một sự kiện đầu thời nhà Trần năm 1231 được sử ghi rõ: “Trước là tụcnước ta vì nắng mưa nên làm nhiều đình nghỉ để cho người đi đường nghỉchân, trát vách bằng vôi trắng gọi là “đình trạm”. Thượng hoàng khi còn hànvi thường nghỉ ở đây”. Sang thời Lê Sơ, nhà nước cho dựng ở kinh đô “đìnhQuảng Văn” để treo các pháp lệnh trị dân. Đến đời vua Trần Thái Tông cóxuống chiếu rằng: “phàm chỗ nào có đình trạm đều phải tô tượng Phật đểthờ”. Như vậy, qua những cứ liệu trên cho thấy đình đã ra đời phải có ít ra làcuối thời Lý với chức năng ban đầu là nơi nghỉ chân cho người đi đường,nơi nghỉ cho vua, hoặc để treo pháp lệnh của nhà nước, và vào thời nhà Trầnsau này, khi Phật giáo phát triển đỉnh cao và trở thành quốc giáo thì ngôiđình lại có thêm chức năng tín ngưỡng là thờ Phật. Nói khác đi, đình lúc nàyvẫn chưa thể hiện một cách nét đó là một thiết chế văn hóa của làng xã vì rõ 2ràng, tất cả các loại đình trên hoàn toàn không mang ý nghĩa văn hóa sâu sắccủa “đình làng” mà ta được biết sau này.2. Quá trình chuyển hóa từ “đình” sang “đình làng” Trong cuộc sống thì không có gì là bất biến và đình cũng vậy, theo thờigian thì đình có những sự biến đổi nhất định về tên gọi, chức năng, kiếntrúc… Không phải khi vừa ra đời kiểu kiến trúc này đã được gọi là đình màphải trải qua nhiều sự kiện, nhiều hoàn cảnh khác nhau mới dẫn đến sự biếnđổi này và sự chuyển hóa từ đình sang đình làng cũng mất một thời gian khádài. Như đã trình bày ở trên thì đình ra đời khoảng cuối thời Lý nhưng phảiđến thế kỷ XVI thì sử sách mới nhắc đến thuật ngữ “ đình làng “. Chẳng hạnnhư năm 1522 vua Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung đánh “ phải hốt hoảngchạy lánh đến đình làng Nhân Mục cựu”. Như vậy, đình làng phải có trướcđó, có thể là cuối thế kỷ XV, điều này phù hợp với tên tấm bia ở đình YênMô (Ninh Bình) với tên đề “Yên Mô xã đình bi kí” lập năm Hồng Đức thứ 3(1472), mặc dù nội dung văn bia chỉ ghi chép về địa lí địa phương và ghinhớ việc đắp đê. Và sau 1496, bia đình các nơi khác có niên đại từ 1552 đến1680 có nội dung ghi nhớ các việc công ích, việc dân làng xây đình, dựng lạiđình mới chẳng hạn như bia Văn Thịnh (Hà Bắc) dựng năm 1585 nói về việclàng tổ chức dựng lại đình làng Đoan Bái thì chắc chắn đình làng Đoan Báiphải có từ trước đó khá lâu, hay việc tôn những người có những cúng tiếncao rộng cho làng để xây dựng đình làm Thành Hoàng (bia đình An Khê1676 tôn vợ chồng Khánh Quận Công làm Thành Hoàng) hoặc Đình làng TửDương (Hà Tây) còn sắc nhà Mạc phong cho thành hoàng làng vào năm1574, hẳn là kiến trúc đình làng lúc này đã ổn định. Như vậy, sự chuyển hóatừ “đình trạm” sang “đình làng” – nơi thờ vị Thành hoàng của làng bắt đầutừ cuối thế kỷ XV, mà trong tờ lịch năm 1496 có ghi: “…từ nay các xã phải 3trông coi việc thờ cúng ở đình…trước sau không được thay đổi”, để rồi ngàycàng phát triển rầm rộ với việc xây dựng mới hay trùng tu, sửa chữa vào thếkỷ XVI (đình Tây Đằng (Hà Tây), đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang)) và thế kỷXVII (đình Thổ Hòa (Bắc Giang)) XVIII, XIX (tiêu biểu như đình ĐìnhBảng (Bắc Ninh))… Từ những điều trên cho thấy từ cuối thế kỷ XV là giai đoạn biến đổi từchức năng là một đình trạm cho khách đi đường nghỉ chân trở thành ngôiđình thờ Thành hoàng của làng xã, đình trạm ngày nào giờ là đình làng đảmnhiệm chức năng ngôi nhà công cộng của làng về mặt tín ngưỡng, văn hóa,hành chính… và theo đó tính chất đa chức năng của đình như là trụ sở hànhchính của chính quyền làng xã, là nơi diễn ra các hội làng… cũng dần đượchình thành trong giai đoạn này. Đình làng Việt Nam như một kiến trúc vănhóa bản địa nhưng nó không phải gắn liền với thời nguyên thủy xa xưa màtrải qua những biến đổi tiệm tiến trong dòng chảy lịch sử từ cái đình trạm cóchức năng thế tục để dần dần có thêm tín ngưỡng thờ Phật vào thời Trần vàrồi đảm nhận chức năng làm nơi thờ Thành hoàng để rồi từ đó, ngôi đìnhlàng trở thành biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đờisống làng xã người Việt vào thế kỷ XV.3. Cảnh quan và kiến trúc Đình là một trong những công trình kiến trúc quan trọng của làng, là bộmặt của làng nên việc xây dựng đình thế nào cho đẹp, cho uy nghi, bề thếluôn được cộng đồng người dân trong làng chú trọng. Sự tọa lạc của hầu hết các ngôi đình làng là ở hai nơi : hoặc là nơikhông gian quang đảng, rộng rãi nhưng có cây cối um tùm, gần núi đồi, sônghoặc là ở nơi trung tâm của làng,thuận đường nối với các ngõ, thôn. Ðìnhcòn ảnh hưởng đến sự bình an, thịnh vượng hay nghề nghiệp của dân làng vì hướng đình , vì vùng đất dựng Ðình theo những quy tắc của thuật phong 4thủy hay địa lý. Sự an lành, thịng vượng của dân làng nhiều hay ít tùy thuộcvào hướng Ðình đẹp hay không. Dân Việt-Nam xưa tin rằng hướng Ðìnhảnh hưởng đến nét đặc thù về nghề nghiệp hoặc tính cách chung của dânlàng, vì vậy việc chọn đất, cắm hướn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử đình làng Việt Nam Tài liệu đình làng Việt Nam Bài giảng đình làng Việt Nam Đình làng Việt Nam Văn hóa Việt Nam Cơ sở văn hóa Việt Nam Đại cương văn hóa Di sản văn hóa Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 135 0 0 -
189 trang 131 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 109 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 98 2 0 -
82 trang 80 0 0
-
24 trang 72 2 0
-
Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài-Chương trình cơ sở: Phần 1
134 trang 71 0 0 -
Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hà Nội
19 trang 64 0 0 -
Về xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
8 trang 62 0 0 -
Tiểu luận: Lịch sử nghề gốm Việt Nam
7 trang 59 0 0 -
Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
30 trang 58 0 0 -
Văn hoá ẩm thực dân gian Mường
4 trang 54 0 0 -
Tìm hiểu Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 2
84 trang 52 0 0 -
Tiểu luận: Văn hóa chính trị ở Việt nam hiện nay
29 trang 51 0 0