Tiểu luận có nội dung trình bày khái quát chung về điều chỉnh địa giới hành chính, kết quả điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn học Quản lý địa giới hành chính: Điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Ba Hàng Đồi, xã Thống Nhất, xã Phú Nghĩa và sáp nhập xã Lạc Long vào thị trấn Chi Nê huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN LÝ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Tên tiểu luận: “Điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn
Ba Hàng Đồi, xã Thống Nhất, xã Phú Nghĩa và sáp nhập xã Lạc Long vào
thị trấn Chi Nê huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình”
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Trọng Phương
Người thực hiện:
Lớp:
Quảng Ninh, 1/2021
MỤC LỤC Trang
2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN I 5
I. Khái quát chung về điều chỉnh địa giới hành chính 5
1. Sự cần thiết điều chỉnh địa giới hành chính thành lập đơn vị hành 5
chính cấp xã, phường, thị trấn.
2. Mục đích yêu cầu việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập đơn 7
vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.
3. Trình tự thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, 8
phường, thị trấn.
3.1. Hồ sơ điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã 8
3.2. Trình tự thủ tục thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính 8
cấp xã.
3.3. Trình tự thủ tục thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính 9
cấp xã.
3.4. Nội dung Tờ trình Chính phủ 9
4. Nội dung thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, 9
phường, thị trấn.
PHẦN II. Kết quả điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn trên 14
địa bàn huyện Lạc Thuỷ.
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lạc Thuỷ, tỉnh 14
Hoà Bình
2. Kết quả thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. 15
3. Tổ chức phát triển không gian sau điều chỉnh địa giới: 17
3.1. Phát triển không gian đô thị: 17
3.2. Phát triển không gian nông thôn: 18
3.3. Phát triển hạ tầng kinh tế: 18
3.4. Phát triển hạ tầng xã hội: 20
PHẦN III 22
Kết luận 22
PHẦN MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất
quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người. Mặt khác, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng nên
2
việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả và bền vững luôn là vấn đề mà mọi
Quốc gia quan tâm và được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp.
Điều 53, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ là một bộ phận của tổ chức
cấu trúc hành chính nhà nước, thể hiện sự phân chia quyền lực giữa nhà nước
trung ương với các cộng đồng lãnh thổ địa phương và là một vấn đề hết sức
quan trọng của mỗi quốc gia. Thông qua điều chỉnh địa giới hành chính để
đưa ra những quyết định tách, sáp nhập hay mở rộng các địa phương. Nền
tảng của công tác này là dựa trên những tiêu chí, những đặc trưng nhất định
về tự nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội, yếu tố dân cư, lịch sử, văn hóa. Tổ
chức điều chỉnh hợp lý, ổn định các đơn vị hành chính lãnh thổ có vai trò quan
trọng trong việc bảo đảm hiệu quả quản lý, phát huy được những tiềm năng,
lợi thế của mỗi vùng miền.
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuôc tinh;
̣ ̉ thành phố trực
thuộc trung ương chia thành quận, huyên, th
̣ ị xã và đơn vị hành chính tương
đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuôc tinh chia thành
̣ ̉
phường va xã; qu
̀ ận chia thành phường.
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Như vậy nước ta có 4 cấp chính quyền, bao gồm: trung ương; cấp tỉnh
(tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); cấp huyện (huyện, quận, thị xã,
3
4
thành phố thuộc tỉnh); cấp xã (xã, phường, thị trấn). Việc điều chỉnh địa giới
hành chính các cấp góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế
xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Để làm rõ một số nội dung về điều chỉnh địa giới hành chính các cấp
của môn học Quản lý địa giới hành chính do PGS.TS. Trần Trọng Phương trực
tiếp giảng dạy. Tôi tập trung nghiên cứu thông qua tiểu luận: “Điều chỉnh địa
giới hành chính thành lập thị trấn Ba Hàng Đồi, xã Thống Nhất, xã Phú
Nghĩa và sáp nhập xã Lạc Long vào thị trấn Chi Nê huyện Lạc Thuỷ,
tỉnh Hoà Bình” để làm rõ sự quan trọng và cần thiết của m ...