Danh mục

Tiểu luận môn học: Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà

Số trang: 13      Loại file: doc      Dung lượng: 192.00 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận môn học: Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà với mục tiêu đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà. Xác định được các yếu tố xung đột, thiên tai xảy ra tại lưu vực hồ Thác Bà. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp xây dựng và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn học: Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT TIỂU LUẬN MÔN HỌC Quản lý tổng hợp Tài nguyên và Môi trường Số tín chỉ: 03 Tên đề tài: 'QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC HỒ  THỦY ĐIỆN THÁC BÀ' Sinh viên thực hiện: Lưu Hoàng nam Mã sinh viên: DTZ1358501010066 Giảng viên: Ths. Chu Thành Huy PHẦN MỞ ĐẦU 1­ Lý do chọn đề tài Hồ Thác Bà là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất nước ta, hồ nằm  trong lưu vực sông Chảy thuộc địa phận huyện Lục Yên và Yên Bình. Hồ  được khởi công xây dựng năm 1962, hoàn thành năm 1970 với mục đích  chính là phục vụ cho nhà máy thủy điện Thác Bà. Với diện tích mặt nước  rộng, mang tính chất gần như hồ tự nhiên, hồ Thác Bà có tiềm năng  phong phú về nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Điều kiện thổ nhưỡng, khí  hậu vùng hồ thuận tiện để phát triển cây rừng theo hướng đa dạng sinh  học, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp để phát triển kinh tế. Hồ Thác  Bà còn là nơi để phát triển du lịch với các hang động núi đá vôi lớn nhỏ,  cảnh thiên nhiên đẹp và những di tích đáng chú ý dự báo sẽ được phát  triển thành một khu du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn. Tuy có nhiềm tiềm năng như vậy nhưng hồ Thác Bà cũng tồn tại  không ít những rủi do về môi trường làm giảm đa dạng sinh học, gây ô  nhiễm môi trường như hoạt động đánh bắt cá và khai thác tài nguyên du  lịch ở khu vực này Vì vậy, với hi vọng giúp tỉnh Yên Bái có được luận cứ khoa học về  môi trường nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng khu vực hồ Thác Bà  nhưng vẫn duy trì được môi trường sinh thái sạch và môi trường phát  triển bền vững theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội tỉnh  Yên Bái giai đoạn 2011 – 2020”, tôi đã chọn đề tài “Quản lý tổng hợp tài  nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà”. 2­ Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trường lưu  vực hồ Thác Bà. Xác định được các yếu tố xung đột, thiên tai xảy ra tại  lưu vực hồ Thác Bà. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp xây  dựng và phát triển. Yêu cầu: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, tiềm năng hồ Thác Bà phát triển  kinh tế xã hội ảnh hưởng đến môi trường của khu vực. Tìm hiểu hiện  trạng quản lý tài nguyên môi trường lưu vực hồ Thác Bà. Đề xuất một số  giải pháp nhằm phát triển bền vững. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN  VÀ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC HỒ THÁC BÀ 1. 1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế ­ xã hội lưu vực Hồ Thác Bà 1.1.1. Vị trí địa lý Hồ Thác Bà, thuộc tỉnh Yên Bái, nằm sâu trong nội địa thuộc vùng núi  phía Bắc, có toạ độ địa lý lý 210 18’ 46”­ 220 17’ 22” vĩ độ Bắc, 1030 53’00” –  1050 06’17” kinh độ Đông. Trong đó khu trung tâm du lịch Hồ Thác Bà thuộc xã  Tân Hương, Huyện Yên Bình; cách thành phố Yên Bái khoảng 20 km. Hình 1: Ảnh vệ tinh hồ Thác Bà 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ­ Là một trong ba hồ nước nhân tạo rộng nhất Việt Nam. ­ Được hình thành khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà.  ­ Diện tích: 23.400 ha.  ­ Gồm: 1.331 đảo với thảm thực vật và cảnh quan sinh thái đa dạng.  ­ Lượng mưa trung bình năm là 2.121 mm. Số ngày mưa trong năm là 136  ngày/năm, tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9 ­ Hồ có 2 loại đất chính là:  +Nhóm đất đỏ vàng (Feralit) chiếm phần lớn diện tích đất khu vực, đây là  loại đất hơi chua hàm lượng đạm thấp.  +Nhóm đất phù sa phân bố dọc sông Chảy và các con suối lớn, nhóm đất  này có địa hình bằng phẳng, giàu chất dinh dưỡng. Hồ Thác Bà  hồ nằm ở phía đông dãy Hoàng Liên Sơn có hướng nghiêng  từ Tây Bắc xuống Đông Nam, Hồ có nhiều đồi, đảo và hang động lớn nhỏ khác  nhau. Ở đây chủ yếu là địa hình đồi núi với những dãy núi đá vôi. Toàn  khu vực Hồ mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình  hàng năm từ 220C ­230C, độ ẩm không khí khoảng 85% ­ 87%. Đặc biệt mùa hè  khí hậu xung quanh hồ luôn thấp hơn các khu vực khác là 2­3oC nên luôn tạo ra  môi trường không khí mát mẻ tạo điều kiện cho sinh vật và thảm thực vật phát  triển tạo ra hệ sinh thái đa dạng. Hồ Thác Bà có hệ thống sông ngòi dày đặc. Trong lưu vực có 40 con suối  lớn nhỏ đều bắt nguồn từ núi cao, độ dốc lớn. 1.1.3. Điều kiện kinh tế ­ xã hội Dân cư sống xung quanh hồ thác Bà chủ yếu là dân tộc Nùng, xen kẽ là  dân tộc tày, kinh, dao… ở rải rác khắp huyện Lục Yên và Yên Bình. Dân tộc ở đây rất thành thạo trong khai thác đất đồi, rừng làm nương rẫy,  đất bằng trồng lúa nước. Ngành nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì  và phát triển như nghề mộc, nghề rèn, nghề đan nát. Dân tộc nơi đây sống rất  hoà nhập, chân thực, giàu chất lao động sáng tạo, bảo lưu được truyền thống  văn hoá của mình. Hoạt động kinh tế tại khu vực chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, nghề trồng lúa  nước, nghề trồng và chế biến chè, khai thác rừng. Bên cạnh đó là hoạt động  chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng còn với quy mô hộ gia đình. Nhìn chung cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nghề nông và  khai thác nên cũng nhiều khó khăn. Nhưng họ lại giữ gìn được những bản sắc  dân tộc nên thu hút được sự chú ý của khách du lịch. Hồ Thác Bà rất có tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều các hòn đảo, núi đá  vôi, hang động, di tích danh lam thắng cảnh đẹp cần được đầu tư phát triển. Nơi đây người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với các sản  phẩm chủ yếu như lúa, chè, đánh bắt thủy sản… 1.1.4. Đặc điểm tài nguyên và môi trường lưu vực Hồ Thác Bà. * Tài nguyên khoáng sản Hồ Thác Bà có những loại tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng:  ­ Những dãy núi  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: