Danh mục

TIỂU LUẬN: Một số ý kiến tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty xây dựng và thương mại Việt - Nhật.Lời nói đầu Ngày nay, việc mở rộng quan hệ kinh tế xã hội với các nước trên thế giới là vấn đề được quan tâm của mọi quốc gia cũng như đối với

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 596.05 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 61,000 VND Tải xuống file đầy đủ (61 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TIỂU LUẬN: Một số ý kiến tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty xây dựng và thương mại Việt - Nhật .Lời nói đầu Ngày nay, việc mở rộng quan hệ kinh tế xã hội với các nước trên thế giới là vấn đề được quan tâm của mọi quốc gia cũng như đối với Việt Nam. Từ khi thực hiện chính sách mở của, nước ta đã thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế, thương mại với nhiều nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá để có ngoại tệ và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN:Một số ý kiến tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty xây dựng và thương mại Việt - Nhật.Lời nói đầu Ngày nay, việc mở rộng quan hệ kinh tế xã hội với các nước trên thế giới là vấn đề được quan tâm của mọi quốc gia cũng như đối với TIỂU LUẬN: Một số ý kiến tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty xây dựng và thương mại Việt - Nhật Lời nói đầu Ngày nay, việc mở rộng quan hệ kinh tế xã hội với các nước trên thế giới là vấn đề được quan tâm của mọi quốc gia cũng như đối với Việt Nam. Từ khi thực hiện chính sách mở của, nước ta đã thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế, thương mại với nhiều nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá để có ngoại tệ và nhập các thiết bị máy móc, công nghệ mới, cung cấp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng trong đó có việc phát triển giao thông vận tải. Một yếu tố đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Vật tư kỹ thuật phục vụ ngành giao thông vận tải chủ yếu là được nhập về từ nước ngoài. Bộ giao thông vận tải đã giao cho Công ty xây dựng và thương mại là một trong những nhà nhập khẩu chính của ngành. Đồng thời Công ty còn kinh doanh đa dạng các ngành khác, nhận thầu các công trình, gia công lắp giáp linh kiện điện tử,... Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác tiêu thụ hàng hoá là vấn đề cần được quan tâm. Từ thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty được sự giúp đỡ của Cô giáo hướng dẫn, tôi đã chọn đề tài Một số ý kiến tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty xây dựng và thương mại Việt - Nhật làm chuyên đề thực tập. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương chính Chương I: Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty xây dựng và thương mại Việt - Nhật. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty xây dựng và thương mại Việt- Nhật. Chương I Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả I- Khái niệm và vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, doanh nghiệp là chủ thể kinh tế có quyền tự chủ trong kinh doanh và phải chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp kinh doanh thương mại với các chức mua các yếu tố sản xuất và bán các sản phẩm sản xuất. Giữa các chức năng sản xuất và tiêu thụ có quan hệ tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm (doanh nghiệp sản xuất, thương mại) phục vụ khách hàng (doanh nghiệp dịch vụ, ngân hàng) quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị dịch vụ. Mối quan hệ trên quy định khả năng tồn tại và đồng thời cũng tìm kiếm lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. 1- Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là một trong 6 chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chắc năng trực tiếp tạo ra sản phẩm tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả. - Theo quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ hoạt động là đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ quy định thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm quy định chất lượng của sản xuất,... - Nhưng theo quản trị kinh doanh hiện đại thì người sản xuất chỉ có thể bán cái mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có. Do đó, khả năng tiêu thụ luôn phải đặt ra ngay từ trước khi tiến hành hoạt động sản xuất nên thực chất một số nội dung gắn với hoạt động tiêu thụ đứng ở vị trí trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất. Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là thị trường. 2- Vai trò Trong các doanh nghiệp sản xuất, một chiến lược sản phẩm tương đối với quá trình phát triển thị trường và thể hiện đầy đủ tính chất động và tấn công sẽ là cơ sở đảm bảo cho một chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn. Kinh doanh thiếu sự định hướng có tính chiến lược hoặc định hướng chiến lược sản phẩm không đúng đắn sẽ dẫn đến chiến lược đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh không có đích hoặc nhằm sai đích. Với khoảng thời gian trung và ngắn hạn, một kế hoặc tiêu thụ sản phẩm đúng đắn luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp đến tính khả thi của kế hoạch sản xuất. Trong thực tế, diễn biến của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và nhịp đội sản xuất luôn có hoạt động tương hỗ lẫn nhau. Vậy trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoạt động cực kỳ quan trọng, quyết định hoạt động sản xuất. Một doanh nghiệp sẽ có thể phát triển bền vững nếu họ luôn bám sát, thích ứng được với mọi biến động của môi trường kinh doanh và có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình. Qua đó, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ là một vòng trong khép kín. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm phải góp phần tích cực nhất vào việc bảo đảm quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp tiến hành bình thường liên tục mới có hiệu quả cao. Yêu cầu này đòi hỏi hoạt động thương mại của doanh nghiệp trên thị trường các yếu tố đầu ra phải đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, đúng chất lượng và với chi phí thấp nhất các yếu tố cần thiết, các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy, người (bộ phận), thực hiện hoạt động này phải nắm chắc được những yêu cầu của quá trình sản ...

Tài liệu được xem nhiều: