Tiểu luận: Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư Tiểu luận Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-favoured nation - MFN) 1 Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 1. Giới thiệu chung – Lịch sử hình thành quy tắc MFN Các hiệp định đầu tư song phương và khu vực rất phổ biến trong thập kỷ trước với nhiều hiệp định mới vẫn đang được đàm phán. Các hiệp định đầu tư này liên kết với nhau bởi các điều khoản MFN bằng cách đảm bảo rằng các bên tham gia một hiệp ước qui định sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà họ qui định trong những hiệp ước khác trong các lĩnh vực bị điều khoản MFN bao gồm. Bởi thế, các điều khoản MFN đã trở thành một công cụ quan trọng để đa phương hóa nên kinh tế trong lĩnh vực đầu tư. Đồng thời, MFN còn tránh được sự bóp méo nền kinh tế có thể xảy ra trong quá trình đa phương hóa có lựa chọn giữa các quốc gia. Sự đối xử như vậy xuất phát từ sự thực hiện các hiệp ước, hoạt động lập pháp hay hành chính của quốc gia và cũng chỉ qua thực tiễn. Đối xử tối huệ quốc đã trở thành trụ cột của các chính sách thương mại trong hàng thế kỷ. Cụm từ này được cho là có thể ra đời từ thế kỷ XII, nhưng đến thế kỷ XVII nó mới xuất hiện lần đầu. Các điều khoản hiệp ước MFN phát triển cùng với sự mở rộng thương mại trong hai thế kỷ XV, XVI. Hoa kỳ đã đưa một điều khoản MFN vào hiệp định đầu tiên của nó (hiệp ước 1778 ký với Pháp). Trong những năm 1800 và 1900, rất nhiều điều ước, đặc biệt là các hiệp định hữu nghị, thương mại, hàng hải thường xuyên chứa điều khoản MFN. Đối xử tối huệ quốc là một trong những nghĩa vụ trung tâm được qui định theo Hiến chương Havana: các quốc gia phải thực hiện nghĩa vụ này để tránh sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Hiến chương này đã không có hiệu lực vào năm 1950, nhưng sau đó, việc bao gồm các điều khoản MFN đã trở thành thực tiễn chung trong nhiều điều ước đa phương, khu vực, và song phương mà được ký kết sau. Tầm quan trọng của các điều khoản này đối với quan hệ kinh tế quốc tế được nhấn mạnh bởi thực tiễn là các điều khoản về đối xử tối huệ quốc trong GATT 1994 (Điều I: Đối xử tối huệ quốc chung) và trong GATS 1995 (Điều II: Đối xử tối huệ quốc) qui định rằng nghĩa vụ này phải được chấp nhận ngay lập tức và vô điều kiện. 2 Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 3 Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 2. Định nghĩa về điều khoản tối huệ quốc – MFN clause a. Định nghĩa Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư thường được quy định ở điều khoản Đối xử tối huệ quốc (MFN clause) trong các hiệp định đầu tư, trong đó, nhà đầu tư của một bên quốc gia, hoặc chính quốc gia đó khi đầu tư sẽ được “đối xử không kém thuận lợi hơn” (“no less favourable than”) so với nhà đầu tư của nước thứ ba, hoặc chính quốc gia thứ ba trong cùng một lĩnh vực/ vấn đề (subject-matter) đầu tư. Định nghĩa về đối xử tối huệ quốc còn được quy định ở Điều 5 – Draft Articles on MFN Clauses (ILC Draft): “Most-favoured-nation treatment is a treatment accorded by the granting State to the beneficiary State, or to persons or things in a determined relationship with that State, not less favourable than treatment extended by the granting State or to a third State or to persons or things in the same relationship with that third State”. MFN là một chuẩn chung cho nguyên tắc đối xử công bằng giữa các quốc gia, tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng nghĩa vụ MFN chỉ tồn tại và được hình thành dưới dạng điều khoản của một hiệp định. Nếu trong một hiệp định mà không có điều khoản quy định về MFN thì một quốc gia có thể đối xử phân biệt giữa quốc gia này với quốc gia khác. b. Một số ví dụ về các điều khoản MFN Các điều khoản MFN thường mang tính ràng buộc qua lại giữa các thành viên (reciprocal), tuyệt đối (unconditional), và được áp dụng đối với các vấn đề liên quan đến đầu tư. Tuy nhiên, sự giống nhau này không có nghĩa là các điều khoản MFN đều giống nhau về từ ngữ, ngữ cảnh cũng như đối tượng và mục đích. Có những điều khoản quy định khá hẹp và chỉ giới hạn trong một số vấn đề của đầu tư, trong khi một số khác lại chỉ quy định chung chung. Ví dụ, Điều 3(1) và (2) của Hiệp định mẫu 1998 của Đức (German 1998 Model Treaty) chỉ quy định chung chung rằng: “(1) Neither Contracting State shall subject investments in its territory owned or controlled by investors of the other Contracting State to treatment less favourable 4 Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư than it accords to investments of its own investors or to investments of investors of any third State. (2) Neither Contracting State shall subject investors of the other Contracting State, as regards their activity in connection with investments in its territory, to treatment less favourable than it accords to its own investors or to investors of any third State.” Ta có thể thấy, điều khoản MFN trên không quy định về phạm vi điều chỉnh của hiệp định mà chỉ nhắc đến đầu tư và các nhà đầu tư nói chung. Hơn nữa, hai điều khoản này không chỉ đưa ra quy định nghĩa vụ Đối xử tối huệ quốc mà còn bao gồm cả nghĩa vụ Đãi ngộ quốc gia (national treatment). Một ví dụ khác cụ thể hơn, Điều 3 Hiệp định song phương Albania – Anh không chỉ dành MFN cho các hoạt động đầu tư mới mà còn dành cho sự đầu tư trở lại của các quốc gia. Đồng thời, điều khoản này còn đưa ra phạm vi áp dụng cụ thể hơn: “(1) Neither Contracting Party shall in its territory subject investments or returns of nationals or companies of the other Contracting Party to treatment less favourable than that which it accords to investments or returns of its own nationals or ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận Nguyên tắc tối huệ quốc pháp luật đại cương luật kinh doanh luật Việt Nam luật dân sự luật kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 1005 4 0 -
28 trang 540 0 0
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0 -
Tiểu luận: Mua sắm tài sản công tại các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực hành chính nhà nước
24 trang 318 0 0 -
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 291 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 287 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Một số nội dung cơ bản của Luật hành chính
11 trang 282 0 0 -
Tiểu luận: Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo
46 trang 256 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 254 0 0 -
Tiểu luận: ĐÀM PHÁN VỀ CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TUYỂN DỤNG
9 trang 242 0 0 -
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 2 - Nguyễn Hợp Toàn
214 trang 231 0 0 -
Tìm hiểu Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình: Phần 2
93 trang 226 0 0 -
Tiểu luận: Công ty Honda Việt Nam Honda Airblade 2011
27 trang 226 0 0 -
Tiểu luận: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
30 trang 222 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 222 0 0 -
Tiểu luận: Nghiên cứu chiến lược marketing nhà máy bia Dung Quất
34 trang 217 0 0 -
ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA KFC
37 trang 211 0 0 -
Tiểu luận Công nghệ sản xuất dầu ô liu
23 trang 209 0 0 -
Tiểu luận: Các phương pháp vận chuyển dầu nặng
36 trang 204 0 0 -
98 trang 202 0 0