Danh mục

TIỂU LUẬN: Phòng ngừa và giải quyết bất bình của người lao động, bài toán khó cho các doanh nghiệp dệt may Hà Nội

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 33,500 VND Tải xuống file đầy đủ (67 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được đánh giá ngày càng quan trọng. Khi luật pháp ngày càng hoàn chỉnh, những chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng vai trò và quyền lợi của người lao động. Là con người, ai cũng có quyền bình đẳng, trong cơ chế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa, khi công đoàn và thỏa ước lao động tập thể ngày càng hoàn chỉnh và hoạt động mạnh, quyền lợi của người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Phòng ngừa và giải quyết bất bình của người lao động, bài toán khó cho các doanh nghiệp dệt may Hà Nội TIỂU LUẬN: Phòng ngừa và giải quyết bất bìnhcủa người lao động, bài toán khó cho các doanh nghiệp dệt may Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vai trò của nguồn nhânlực trong doanh nghiệp được đánh giá ngày càng quan trọng. Khi luật pháp ngàycàng hoàn chỉnh, những chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng vaitrò và quyền lợi của người lao động. Là con người, ai cũng có quyền bình đẳng, trongcơ chế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa, khi công đoàn và thỏa ước laođộng tập thể ngày càng hoàn chỉnh và hoạt động mạnh, quyền lợi của người lao độngngày càng được đảm bảo, và khi giới chủ ngày càng o ép người lao động làm việc cậtlưc để tìm kiếm lợi nhuận cho mình trên thương trường cạnh tranh khốc liệt hiện nayđể tìm chỗ đứng thì bất bình của người lao động ngày càng lên cao và phức tạp, sốcuộc đình công , bãi công ngày càng tăng.Theo thống kê cho thấy, năm 2010 có 414cuộc đình công, tăng 91,16% so với 216 cuộc năm 2009, chỉ riêng 3 tháng đầu năm2011, số cuộc đình công đã là 220 cuộc. Công cuộc CNH, HĐH đất nước đã đem lại cho nền kinh tế nước ta một sinhkhí mới và trong đó có ngành công nghiệp dệt may với những động lực và hướngphát triển mới. Cũng như quá trình phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong giai đoạnđầu của quá trình công nghiệp hoá, ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng trongnền kinh tế Việt Nam, với vai trò vừa cung cấp hàng hoá trong nước vừa tạo điềukiện mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động, tạo ưu thế cạnh tranh chocác sản phẩm trên thị trường thế giới, và cũng là ngành có lợi tức tương đối cao. Chỉ trong 3 năm 1995-1997, giá trị tổng sản lượng của ngành dệt may đã tănglên 20,3%, trong đó ngành dệt tăng 11,7% ngành may tăng 38,3% so với mức 29,3% củagiá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt maycũng chiếm một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm2001, giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may chỉ đạt 1,97 tỷ USD thì năm2008 đã tăng lên 9,1 tỷ USD, chiếm 14,38% tổng giá trị xuất khẩu cả nước Tuy nhiên, liệu mặt hàng dệt may của nước ta cũng như toàn ngành dệt maytới đây có tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển trở thành một trong những ngànhcông nghiệp mũi nhọn của nước ta hay không ? Vấn đề này chỉ có thể giải đáp dựatrên cơ sở những kết quả nghiên cứu dự báo về triển vọng thị trường thế giới mặthàng này cũng như lợi thế và năng lực phát triển ngành dệt may của Việt Nam. Hơnnữa, tình trạng đình công, bãi công trong ngành dệt may hiện nay đang là vấn đềnóng hổi và để lại nhiều nhức nhối cho ban lãnh đạo ngành. Do đặc thù của ngành làlinh hoạt theo các đơn hợp đồng gia công, nhiều khi phải làm ca đêm, làm thêm giờđể hoàn thành hợp đồng, nhưng doanh nghiệp vì nhiều lí do khác nhau mà khôngđảm bảo quyền lợi và thỏa mãn người lao động trong ngành, dẫn tới nhiều bất bình từphái ngưới lao động, số lượng cuộc đình công xảy ra ngày càng nhiều. Bất bình laođộng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, năng suất laođộng, quan hệ lao động và đời sống của mọi người trong doanh nghiệp. Trong nềnkinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệpmột mặt phải tìm cách giảm thiểu chi phí để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh chodoanh nghiệp, mặt khác phải xây dựng nhiều chính sách đãi ngộ hơn cho người laođộng để thu hút gìn giữ nhân tài cho doanh nghiệp. Giải quyết đồng thời hai vấn đềnày là hết sức khó khăn, vì vậy nhiều doanh nghiệp dệt may đã lờ đi quyền lợi củangười lao động, điều đó đã dẫn đến gia tăng tình trạng bất bình trong các doanhnghiệp hiện nay. Chính vì thực trạng này, nhóm quyết định lựa chọn đề tài : “Phòngngừa và giải quyết bất bình của người lao động, bài toán khó cho các doanhnghiệp dệt may Hà Nội”, trong đó có nêu ra thực trạng bất bình tại các doanh nghiệpdệt may tại địa bàn Hà Nội, và có kiến nghị một số giải pháp. Với đề tài nghiên cứu khoa học này, hi vọng với sự cố gắng nghiên cứu, tìmhiểu ,chúng em sẽ phần nào nâng cao kiến thức và kỹ năng công việc.  Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về bất bình lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại địabàn Hà Nội. Điều tra tại ba doanh nghiệp: Tổng công ty Dệt May Hà Nội Hanosimex,Công ty Cổ phần May 10, Công ty May Thăng Long. Tổng số phiếu điều tra đã phát: 450 phiếu (150 phiếu/doanh nghiệp) Tổng số phiếu điều tra thu về: 450 phiếu.  Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về bất bình lao động - Nghiên cứu thực tế về bất bình lao động trong ngành Dệt May - Xây dựng được một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết bất bình laođộng để gia tăng hiệu quả làm việc trong ngành.  Phư ...

Tài liệu được xem nhiều: