Danh mục

Tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc giai đoạn 1979-1991

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.44 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia có nhiều ảnh hưởng và vấn đề đối với Việt Nam nhất. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt, có bề dày lịch sử lâu đời trong quan hệ ngoại giao song phương của Việt Nam, vừa là quan hệ giữa hai nước láng giềng, vừa là quan hệ giữa hai nước Xã hội chủ nghĩa, và vừa là quan hệ giữa nước nhỏ với nước lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc giai đoạn 1979-1991 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAMKHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Bài tập lớn QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1979 – 1991 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Cẩm Vân Lớp: H-33 Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2009 Mục lục TrangLời mở đầu ………………………………………………………......... 3Chương I: Nội dung chínhI. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau thế chiến thứ II ………………. 4II. Tình hình Việt Nam sau năm 1975 ……………………………... 5III. Quá trình bình thường hoá ……………………………………… 6IV. Kết luận …………………………………………………………. 11Chương II: Đánh giá …………………………………………………. 12Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………... 13 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia có nhiều ảnh hưởng vàvấn đề đối với Việt Nam nhất. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một mối quanhệ đặc biệt, có bề dày lịch sử lâu đời trong quan hệ ngoại giao song phương củaViệt Nam, vừa là quan hệ giữa hai nước láng giềng, vừa là quan hệ giữa hai nướcXã hội chủ nghĩa, và vừa là quan hệ giữa nước nhỏ với nước lớn. Do vị thế địa chính trị, kinh tế, văn hoá của Việt Nam cùng với sự tác động,ảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt giữa Việt Nam – Trung Quốc nên quan hệ giữahai nước có một vị trí quan trọng trong hoạt động đối ngoại của mỗi nước. Có thể nói, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển tốt đẹp khôngnhững đáp ứng lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước, mà còn phù hợpvới xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên trong lịch sử, không phải lúc nào mối quan hệ giữa Việt Nam –Trung Quốc cũng thuận lợi và tốt đẹp, không phải lúc nào cũng là “láng giềng tốt,bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Trên thực tế, hai nước đã từng trải qua thờikì đối đầu và thù địch trong giai đoạn 1979 – 1989, đặc biệt là cuộc chiến tranhbiên giới 1979 đã đưa quan hệ hai nước lên tới đỉnh điểm của sự đối đầu; tronggiai đoạn 1989 – 1991 hai nước đã tiến tới bình thường hoá quan hệ và đến tháng11 – 1991 tiến trình này mới được hoàn tất với sự cố gắng nỗ lực của cả hai bên. Vậy quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn1979 – 1991 đã diễn ra như thế nào? Tại sao từ những năm 80, Việt Nam luônchủ trương bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc mà tới năm 1991 mới đạtđược? Bài tiểu luận này sẽ làm rõ những vấn đề trên. 3 CHƯƠNG I - NỘI DUNG CHÍNH I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC SAU THẾ CHIẾN THỨ II Sau thế chiến thứ II, Thế giới chia làm hai phe, xã hội chủ nghĩa và tư bảnchủ nghĩa, trong đó Việt Nam và Trung Quốc cùng thuộc phe xã hội chủ nghĩa.Trong những năm 50 và 60, Việt Nam coi Liên Xô và Trung Quốc là hai nướcđứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, là “anh cả” và “anh hai”. Trung Quốc cũng côngnhận phe xã hội chủ nghĩa được lãnh đạo bởi Liên Xô nhưng họ muốn được độclập, không bị phụ thuộc vào “anh cả”. Vì thế mà Trung Quốc muốn Liên Xô chiasẻ kỹ thuật làm bom nguyên tử, nhưng Liên Xô muốn các nước xã hội chủ nghĩaphụ thuộc vào mình nên từ chối cho Trung Quốc công nghệ nguyên tử. Đâychính là nguyên nhân sâu sa của sự “bất hoà” giữa hai nước trong những năm vềsau. Về phía Việt Nam, để phục vụ mục tiêu hoàn toàn giải phóng miền Nam, vìvậy Việt Nam cần có mối quan hệ tốt đẹp với cả hai cường quốc xã hội chủnghĩa. Tuy nhiên, vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, quan điểm vàđường lối đại chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu rời xa nhau. Bấtđồng sâu sắc với Liên Xô, không lôi kéo được các nước xã hội chủ nghĩa về phemình, Trung Quốc đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo các nước đang phát triển.Cuối những năm 60, Liên Xô đưa ra mô hình “ba dòng thác cách mạng thế giới”bao gồm chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân ởcác nước tư bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước đangphát triển. Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu lý luận đó của Liên Xô, gắn vào đóhình ảnh Việt Nam là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á” và“mũi nhọn của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới”. 4 II. TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU NĂM 1975 Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nước Việt Nam thống nhất, quan hệ Việt –Trung đi vào một bối cảnh mới. Sự nghiệp giải phóng miền Nam đã hoàn tất,Việt Nam đi vào thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cảnước mà nội dung chính là đưa Việt Nam tiến kịp các nước phát triển về kinh tế. Trong năm 1977 – 1978, tình hình quan hệ ngoại giao của Việt Nam vớicác nước bắt đầu căng thẳng: quan hệ Việt – Trung đổ vỡ, Mỹ cự tuyệt quan hệngoạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: