Danh mục

Tiểu luận 'Phân tích từ nền kinh tế chung đến phân tích bất động sản cụ thể'.

Số trang: 20      Loại file: doc      Dung lượng: 100.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS sẽ đáp ứng nhu cầu bức xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân từ đô thị-nông thôn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận "Phân tích từ nền kinh tế chung đến phân tích bất động sản cụ thể". BÀI TIỂU LUẬN Nghiên cứu đề tài 'Phân tích từ nền kinh tế chung đến phân tích bất động sản cụ thể' 1 Mục lục A. Tổng quan về nền kinh tế và thị trường bất động sản ở Việt Nam..................................................................................................1 I. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam…………………………...1 II. Tổng quan về thị trường bất động sản ở Việt Nam…………….3 B. Phân tích thị trường nhà ở biệt thự ở khu đô thị Nam Thăng Long……………………………………………………………….6 I. Xác định thị trường…………………………………………….6 1. Vị trí của khu đô thị Nam Thăng Long……………………………6 2. Thực trạng cung-cầu nhà ở biệt thự ở khu đô thị Nam Thăng Long……………………………………………………………….7 Đặc điểm của cầu biệt thự………………………………………...7 Đặc điểm của cung biệt thự……………………………………….9 II. Phân tích cung-cầu nhà ở biệt thự ở Nam Thăng Long………................................................................................9 1. Phân tích về cầu……………………………………………………9 2. Phân tích về cung………………………………………………...10 3. Phân tích cung cạnh tranh………………………………………..11 III. Dự báo về tình hình biến động về nhà ở biệt thự khu đô thị Nam Thăng Long……………………………………………………………..13 2 Lời mở đầu Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS sẽ đáp ứng nhu cầu bức xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân từ đô thị-nông thôn. Thị trường nhà ở là bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường BĐS. Thị trường nhà ở là thị trường sôi động nhất trong thị trường BĐS, những cơn “sốt” nhà đất hầu hết đều bắt đầu từ “sốt” nhà ở và lan toả sang các thị trường BĐS khác và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Vì vậy, phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS nhà ở, bình ổn thị trường nhà ở, bảo đảm cho giá nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân là một trong những vai trò quan trọng của quản lý nhà nước về thị trường BĐS nhà ở. Thị trường nhà ở tại Việt Nam hiện nay rất biến động và phân khúc phức tạp. Trong đó, biệt thự là 1 dạng nhà ở thuộc bất động sản cao cấp và cũng là 1 phân khúc thị trường hấp dẫn trong tương lai. Phương pháp phân tích mà nhóm chúng tôi chọn là phân tích từ nền kinh tế chung đến phân tích bất động sản cụ thể. Để có thể tìm hiểu rõ về đề tài, chúng tôi đã thu thập số liệu từ sách, báo, tạp chí hàng ngày và các phương tiện thông tin như trang web, nghe đài và các tài liệu tham khảo khác để có nguồn thông tin đầy đủ và chính xác. Báo cáo của chúng tôi gồm 2 phần chính: A. Tổng quan về nền kinh tế và bất động sản ở Việt Nam 3 B. Thực trạng cung-cầu nhà ở biệt thự ở khu đô thị Nam Thăng Long A. Tổng quan về nền kinh tế và bất động sản ở Việt Nam I. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam Năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Việt Nam đã chuyển sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế Việt Nam năm 2009 bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Việc đánh giá, nhìn nhận lại kinh tế Việt Nam năm 2009 để rút ra những bài học, chỉ rõ những thách thức và giải pháp cho năm 2010 có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam. Thực tế, có thể tiếp cận và đánh giá một nền kinh tế từ nhiều cách. + tín dụng và vấn đề thanh khoản: - Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 20% và tín dụng khoảng 25%, điều tiết lãi suất và tỷ giá theo hướng ổn định. - Lãi suất đầu vào, đầu ra tăng nóng làm doanh nghiệp khó hấp thụ nguồn vốn vay; các ngân hàng tăng lãi suất cao nhưng vẫn khó thu hút vốn. - Thị trường chứng khoán đang nóng dần lên và thu hút nhiều nhà đầu tư. 4 + Tăng trưởng: - Nhà nước đưa ra các gói kích cầu trên thực tế đã thu được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5.32%. + Đầu tư phát triển: - tổng đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 2008 . Trong đó, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2008; nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư là 220,5 nghìn tỷ, tăng 22,5%. + Lạm phát và giá cả: - Lạm phát được kiềm chế và ở mức dưới hai con số. - Giá cả nhiều mặt hàng vẫn tăng. - Giá vàng tăng đột biến và giao động trên dưới 26 triệu đồng/lượng. + Tỷ giá: Thị trường ngoại hối luôn có biến động căng thẳng và gây ra bất ổn định và gây khó khăn do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh. II. Tổng quan về bất động sản ở Việt Nam 5 Sau một thời gian tăng trưởng thì tới năm 2008, thị trường bất động sản Việt Nam lại có dấu hiệu bất ổn, gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, giá xây dựng tăng, bắt buộc phải thắt chặt tín dụng nên tốc độ hoàn vốn của các dự án chậm. Thị trường bất động sản Hà Nội cũng như các thị trường bất động sản khác của Việt Nam nói chung sẽ trở lại chu kỳ tăng trưởng trong thời gian trung hạn (2-6 năm). Mặc dù niềm tin vào thị trường bất động sản toàn cầu và thị trường bất động sản Việt Nam bị lung lay trong năm 2008 thì vẫn có những niềm tin vào những yếu tố cơ bản về kinh tế và dân số của Việt Nam và sự lạc quan về triển vọng của thị trường trong trung và dài hạn. Nhiều nhà đầu tư đa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: