Danh mục

Tiểu luận Tài chính quốc tế: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.71 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận Tài chính quốc tế: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế nhằm nghiên cứu mô hình biến đổi và tính hiệu quả của sự vô hiệu hóa của các nước trong thị trường mới nổi, khi các nước này tự do hóa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Tài chính quốc tế: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế Sự can thiệp vô hiệu hoá, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế 1 SỰ CAN THIỆP VÔ HIỆU HÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾTóm tắt (Abstract) Trong tài liệu này, tác giả đã nghiên cứu mô hình biến đổi và tính hiệu quả của sựvô hiệu hóa của các nước trong thị trường mới nổi, khi các nước này tự do hóa thị trườngvà hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thông qua các quốc gia và các thời kỳ, khi ướclượng xu hướng biên để vô hiệu hóa sự tích lũy của tài sản nước ngoài có được từ dòngthu của cán cân thanh toán, tác giả đã phát hiện ra quy mô của sự vô hiệu hóa dòng thudự trữ ngoại hối trong những năm gần đây tăng lên với các mức độ khác nhau ở châu Ávà châu Mỹ Latinh, đúng với sự lo lắng ngày càng lớn về ảnh hưởng của lạm phát tiềm ẩntới các dòng thu dự trữ, và qua đó, tác giả cũng nhận ra sự vô hiệu hóa phụ thuộc vào cácthành phần của dòng thu từ cán cân thanh toán. 1. Giới thiệu (Introdution) Trong những năm cuối 1980 và đầu những năm 1990, các nước trong thị trườngmới nổi đi theo sự tự do hóa và mở cửa tài chính, với cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái ổnđịnh và chính sách tiền tệ độc lập, nhưng một số nước vẫn bị khủng hoảng tài chính. Saucuộc khủng hoảng này, các nước trong thị trường mới nổi đã áp dụng chính sách tỷ giáhối đoái linh hoạt có quản lý, song song với hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Trongmô hình mới này, sự tích lũy dự trữ ngoại hối trở thành một thành phần quan trọng trongviệc tăng cường tính ổn định. Chi phí của việc duy trì ổn định tiền tệ với mô hình mớinày đòi hỏi phải tích lũy dự trữ ngoại hối, và cùng với đó, vô hiệu hóa ngày càng giatăng. Tuy nhiên, sự tồn tại của chính sách hỗn hợp mới này cùng với hiệu quả của sự vôhiệu hóa bị đặt nhiều câu hỏi khi đứng trước mối e sợ về chi phí cơ hội của việc tích lũydự trữ và bóp méo chi phí tài chính công. Trong tài liệu này, tác giả tập trung quan tâm về quy mô của sự vô hiệu hóa, bằngcách ước lượng xu hướng biên để vô hiệu hóa sự tích lũy tài sản nước ngoài qua các thờikỳ, thông qua các quốc gia ở châu Á và châu Mỹ Latinh. Nhóm 1 – Đêm 2 K22 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo 2 Sự can thiệp vô hiệu hoá, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế S Qua phân tích, tác giả khẳng định rằng, có sự tích lũy dự trữ ngoại hối ngày càngnhiều, kèm theo đó là sự vô hiệu hóa ngày càng mạnh mẽ thông qua các nước châu Á vàchâu Mỹ Latinh, và hệ số vô hiệu hóa gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Và vìvậy, có sự bổ trợ cho nhau giữa tích lũy dự trữ ngoại hối và vô hiệu hóa tác động của lạmphát tiềm ẩn. Tác giả cũng nhận ra rằng, sự vô hiệu hóa dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) ít hơn thặng dư tài khoản vãng lai và các dòng vốn không phải FDI, đặt ramối nghi ngại sự bất ổn tiền tệ.Tác giả cũng tranh luận về lợi ích và chi phí của sự vô hiệu hóa. Đối với nhiều quốc gia,chi phí phát sinh của việc vô hiệu hóa ít hơn các lợi ích có được từ việc ổn định tiền tệ vàtích lũy dự trữ. Tuy nhiên, nghiên cứu đưa ra bằng chứng chứng tỏ rằng lợi ích có liênquan đến Trung Quốc và các nước khác đã giảm trong những quý gần đây. Điều này ngụý về những hạn chế của việc duy trì cấu trúc chính sách mới trong thời gian gần. Cuối cùng nghiên cứu phác thảo một mẫu (được trình bày trong phần phụ lục) giảithích khả năng vô hiệu hóa phụ thuộc vào khả năng thay thế không hoàn toàn của các tàisản trên thế giới. Tác giả chỉ ra rằng, có thể cắt giảm chi phí của sự vô hiệu hóa bằng cácchính sách khuyến khích hạn chế tài chính trong nước, đưa ra quy mô vô hiệu hóa củamỗi quốc gia phụ thuộc vào mức độ sẵn sang chịu đựng sự hạn chế tài chính và sự bópméo kinh tế khác. 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây (Literature review) Ø Thay đổi cấu trúc mô hình ba nhân tố Nghiên cứu của Obstfeld, Maury, Jay Shambaugh và Alan M.Taylor vào năm2005 và các lý thuyết về bộ ba bất khả thi đã nói rằng một quốc gia đồng thời cóthể chọn bất kỳ hai, nhưng không phải tất cả,trong ba mục tiêu sau đây: độc lập tiền tệ, ổnđịnh tỷ giá, và hội nhập tài chính. Lý thuyết trên đã giải thích cho sự thay đổi cấu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: