Danh mục

Tiểu luận 'Thành công của năm chủ tịch ASEAN 2010 và vị thế của Việt Nam'

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 149.50 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 28.7.1995, tại Brunei, Việt Nam được chính thức gia nhập vào Hiệphội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt là ASEAN ). Đây là sự kiện đánh dấumốc quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tronghơn 15 năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu và điều này giúp ViệtNam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong tiến trình hội nhập ASEAN....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận “Thành công của năm chủ tịch ASEAN 2010 và vị thế của Việt Nam” TIỂU LUẬN Thành công của năm chủ tịch ASEAN 2010 và vị thế của Việt Nam 1MỤCLỤCLỜIMỞĐẦU........................................................3Nội dung...............................................................4 .Khái niệm..............................................................4Trước thềm Hội nghị ASEAN 2010.....................4Quan hệ Việt Nam-ASEAN trước thềm hội nghị: 5Mục tiêu đề ra của Việt Nam................................7Hội nghị ASEAN và vị thế của Việt Nam............8Quá trình tổ chức Hội nghị ASEAN 2010............8Sự thành công của Hội nghị ASEAN 2010.........11Đánh giá chính sách đối ngoại Việt Nam năm2010....................................................................16Kết luận:..............................................................19 2LỜI MỞ ĐẦU Ngày 28.7.1995, tại Brunei, Việt Nam được chính thức gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt là ASEAN ). Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu và điều này giúp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong tiến trình hội nhập ASEAN. Việt Nam có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự. Sự đóng góp chính của Việt Nam là gắn kết mọi vùng của khu vực Đông Nam Á trở thành một thể thống nhất, hơn nữa tạo điều kiện cho Đông Nam Á những thuận lợi về giao thông cũng như việc hội nhập kinh tế, văn hóa. Ngoài ra, Việt Nam luôn tích cực đóng góp vào việc thúc đẩy, tăng cường các quan hệ về kinh tế thương mại, đầu tư, giao lưu phát triển văn hóa thể thao giữa các nước ASEAN. Không chỉ tạo những mối quan hệ tốt đẹp trong nội khối ASEAN mà Việt Nam còn đảm nhiệm tốt vai trò là một nước điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN với các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản và hiện nay còn có cả Úc. Tiếng nói của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề về đổi mới cơ chế của ASEAN, các nguyên tắc hoạt động của hiệp hội, giải quyết xung đột và đóng góp tài chính. Vậy có thể thấy rằng trong ASEAN thì vị trí quan trọng của Việt Nam là không thể bị phủ nhận. Hiện nay, không chỉ có ASEAN mà thế giới cũng đánh giá rất cao nhữfng đóng góp, thành tựu mà Việt Nam đã đạt được. Năm 2010, một năm mà trong vị trí Chủ tịch ASEAN, Việt Nam lại tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh của mình thông qua một loạt những hội nghị được tổ chức thành công. Chúng tôi lựa chọn năm 2010 như một bằng chứng rõ ràng nhất cho những tiến triển trong quan hệ Việt Nam – ASEAN. Hơn nữa, năm 2010 vừa đi qua, những thành công của ASEAN 2010 còn để lại rất nhiều dư âm tốt đẹp trong lòng cả hiệp hội ASEAN và thế giới. Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, mà xu thế hiện nay của những quốc gia như Việt Nam là tích cực mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực cũng như trên thế giới , tham gia vào các thể chế, liên mình và tranh thủ tận dụng những thuận lợi từ việc đó. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra cho bài tiểu luận là “Sự thành công của hội nghị ASEAN 2010 đã tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam như thế nào?”. 3Nội dungKhái niệm Từ xưa tới nay, hoạt động đối ngoại của mọi quốc gia đều nhắm tới ba mục tiêu quantrọng: “An ninh, Phát triển và Ảnh hưởng”. Ba mục tiêu này có quan hệ mật thiết và tác độngqua lại lẫn nhau. Có thể nói chúng là bất biến, tuy nhiên phương pháp để đạt được những mụctiêu đó luôn thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc diễn biến của lịch sử. Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3(khóaVII) và Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và pháttriển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đaphương hóa với phương châm Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồngquốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển nhằm mục tiêu giữ vững hòa bình, mởrộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chungcủa nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.” Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kì đổimới cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Phương châm “An nin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: