Tiểu luận: Tìm hiểu chung về vấn đề nhân quyền
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 312.80 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trước khi bình thường hóa, vấn đề này lại tập trung chủ yếu ở những người lính Mỹ mất tích trong chiến tranh, vấn đề Campuchia (trước năm 1989), vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng…. và diễn biến hòa bình. Ngay sau chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ, tình hình thế giới rơi vào cục diện đối đầu hai phe trong chiến tranh lạnh
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Tìm hiểu chung về vấn đề nhân quyền Tiểu luận Tìm hiểu chung về vấn đề nhân quyền LỜI MỞ ĐẦU Bao giờ cũng vậy, nhân quyền là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, và gần như luôn luôn tồn tại trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, không những là trong giai đoạn sau năm 1975 mà còn dai dẳng đến tận ngày nay. Năm nào Hoa Kỳ cũng ra một bản báo cáo nhân quyền – được coi là “đứa con tinh thần” – trong đó, Mỹ phê phán, chỉ trích, phán xét nước này có nhân quyền không, nước nọ có dân chủ không; và Việt Nam ta chưa bao giờ bị Mỹ bỏ quên trong bản báo cáo nhân quyền ấy. Mặc kệ cho bao nhiêu lời phản đối gay gắt từ những nước bị nêu tên trong báo cáo, Việt Nam thì đưa ra lời phản đối quyết liệt, Trung Quốc thì đưa ra bản báo cáo tình hình nhân quyền ngay trên đất Mỹ; bản báo cáo nhân quyền hằng năm vẫn tiếp tục, và không ai có thể phủ nhận vấn đề này đang ảnh hưởng đến sự phát triển mối quan hệ đang tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam. Hiện nay, vấn đề nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam chủ yếu tập trung ở bản báo cáo nhân quyền hằng năm và diễn biến hòa bình. Trước khi bình thường hóa, vấn đề này lại tập trung chủ yếu ở những người lính Mỹ mất tích trong chiến tranh, vấn đề Campuchia (trước năm 1989), vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng…. và diễn biến hòa bình. Ngay sau chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ, tình hình thế giới rơi vào cục diện đối đầu hai phe trong chiến tranh lạnh, có thể có những cơ hội bị bỏ lỡ, có thể có những tính toán hơn thua, bạn thù, ưu tiên trong chính sách đối ngoại giữa hai nước. Nhưng phải nhìn nhận thực tế là cho dù để ngỏ cơ hội bình thường hóa, Hoa Kỳ vẫn thi hành chính sách thù địch, bao vây cấm vận đối với Việt Nam. Tình hình thay đổi khi chiến tranh lạnh kết thúc, để ngỏ những cơ hội dành cho Việt Nam và Mỹ. Khi đó, những vấn đề nhân quyền lại nổi lên như một vấn đề nổi cộm, và trở thành một rào cản quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Thực ra, vấn đề không phải ở chỗ, Mỹ đã đưa ra bản báo cáo nhân quyền hằng năm, hay những vấn đề nhân quyền còn tồn đọng giữa Việt Nam và Mỹ, những phán xét nhân quyền mà Mỹ áp đặt vào Việt Nam mà là ở chỗ, Mỹ có quyền gì mà làm như vậy? Nhân quyền từ xưa đến nay luôn là một vấn đề nhạy cảm, gắn liền với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhân quyền có thể có những giá trị chung, nhưng không thể có một chuẩn mực nhất định về nhân quyền cho tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia, dân tộc có đặc điểm văn hóa, tinh thần khác nhau, được hun đúc qua bao đời, thì tất yếu phải có những chuẩn mực nhân quyền khác nhau. Vì thế, không thể đem tất cả quan niệm nhân quyền của quốc gia này làm thước đo để đánh giá nhân quyền ở một quốc gia khác. Trong khi bản thân nước Mỹ là một trong những nước thường xuyên có những vi phạm về nhân quyền ở rất nhiều các lĩnh vực như việc làm, khoảng cách giàu nghèo, dịch vụ công cộng, tù nhân… thì họ lại cũng mặc nhiên coi bản thân là “thiên đường dân chủ”, tự cho mình là quốc gia văn minh nhất, tự do nhất, quyền con người được đảm bảo. Thử hỏi một quốc gia văn minh như thế có để cho hơn 37 triệu lao động thất nghiệp? Có để cho 18% trẻ em bị bần cùng hóa? Dĩ nhiên, câu trả lời là không. Vậy mà, họ vẫn tự cho mình quyền ngồi ở vị trí quan tòa, đặt tất cả nước khác ở vị trí bị cáo và bắt đầu phán xét họ có nhân quyền hay không, bất chấp tất cả những khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội, trình độ phát triển; thì đây đúng là một nghịch lý rõ rành rành, không thể chối cãi. Ngoài ra, vấn đề nhân quyền, nếu như có vi phạm, thì đó là việc nội bộ của mỗi quốc gia, là chuyện mà mỗi quốc gia, dân tộc tự giải quyết; không cần và cũng không thể có sự can thiệp từ bên ngoài. Sự can thiệp này là trái với luật pháp, thông lệ quốc tế, là vi phạm an ninh, chủ quyền của quốc gia, là không tôn trọng nguyên tắc “không xen vào công việc nội bộ của quốc gia khác”. Chính vì thế, theo tôi, Mỹ hoàn toàn không hề có quyền để phán xét nhân quyền này nọ với quốc gia khác. Điều họ nên làm có lẽ là quay trở lại nước mình, và sửa đổi lại tình hình vi phạm nhân quyền của chính mình, khắc phục những hậu quả khủng khiếp mà họ đang phải gánh chịu từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới chứ không phải đi áp đặt những gì mình muốn lên các quốc gia khác. Vai trò nước lớn của Mỹ trong rất nhiều vấn đề là không thể chối cãi. Trên trường quốc tế, những vấn đề lớn, toàn cầu như thay đổi khí hậu, chiến tranh, xung đột, an ninh lương thực, dân số, đói nghèo… không thể thiếu bóng dáng người Mỹ; nhưng vấn đề nhân quyền lại khác. Nó là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa, trình độ phát triển… chứ không thể đơn giản đi áp đặt một chuẩn mực nào đó lên được, ở đây thậm chí là đem giá trị chuẩn mực phương Tây đem gán vào với những giá trị truyền thống của phương Đông. Thật sự, ngay từ đầu, đây đã là công việc vô lý, vô nghĩa, và vô ích. Nhưng Mỹ vẫn làm, và làm hằng năm, chưa năm nào bỏ lỡ, bất chấp cả mối quan hệ đang tốt đẹp, giao thương đang thuận lợi. Phải chăng đằng sau những bản báo cáo nhân quyền đó là cả một âm mưu xuyên tạc, phá hoại, diễn biến hòa bình? Là một yếu tố thuộc nhóm nhân tố dùng để mặc cả, đôi khi, Hoa Kỳ thường sử dụng để bảo vệ những lợi ích cục bộ, ngắn hạn của một nhóm người tư lợi nào đó. Vấn đề nhân quyền, nhức nhối trong quá khứ, đang đấu tranh ở hiện tại và sẽ còn phải đấu tranh trong tương lai. I. BỐI CẢNH Sau khi cuộc chiến tranh kháng chiến chống đế quốc Mỹ kết thúc, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất; cả nước náo nức cùng bắt tay vào công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, cho dù vết thương chiến tranh vẫn chưa lành miệng, nhưng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ta thời kỳ đó, vẫn không loại bỏ khả năng bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cho dù là gặp rất nhiều khó khăn – chủ quan cũng như khách quan và thách thức từ nhiều phí ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Tìm hiểu chung về vấn đề nhân quyền Tiểu luận Tìm hiểu chung về vấn đề nhân quyền LỜI MỞ ĐẦU Bao giờ cũng vậy, nhân quyền là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, và gần như luôn luôn tồn tại trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, không những là trong giai đoạn sau năm 1975 mà còn dai dẳng đến tận ngày nay. Năm nào Hoa Kỳ cũng ra một bản báo cáo nhân quyền – được coi là “đứa con tinh thần” – trong đó, Mỹ phê phán, chỉ trích, phán xét nước này có nhân quyền không, nước nọ có dân chủ không; và Việt Nam ta chưa bao giờ bị Mỹ bỏ quên trong bản báo cáo nhân quyền ấy. Mặc kệ cho bao nhiêu lời phản đối gay gắt từ những nước bị nêu tên trong báo cáo, Việt Nam thì đưa ra lời phản đối quyết liệt, Trung Quốc thì đưa ra bản báo cáo tình hình nhân quyền ngay trên đất Mỹ; bản báo cáo nhân quyền hằng năm vẫn tiếp tục, và không ai có thể phủ nhận vấn đề này đang ảnh hưởng đến sự phát triển mối quan hệ đang tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam. Hiện nay, vấn đề nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam chủ yếu tập trung ở bản báo cáo nhân quyền hằng năm và diễn biến hòa bình. Trước khi bình thường hóa, vấn đề này lại tập trung chủ yếu ở những người lính Mỹ mất tích trong chiến tranh, vấn đề Campuchia (trước năm 1989), vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng…. và diễn biến hòa bình. Ngay sau chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ, tình hình thế giới rơi vào cục diện đối đầu hai phe trong chiến tranh lạnh, có thể có những cơ hội bị bỏ lỡ, có thể có những tính toán hơn thua, bạn thù, ưu tiên trong chính sách đối ngoại giữa hai nước. Nhưng phải nhìn nhận thực tế là cho dù để ngỏ cơ hội bình thường hóa, Hoa Kỳ vẫn thi hành chính sách thù địch, bao vây cấm vận đối với Việt Nam. Tình hình thay đổi khi chiến tranh lạnh kết thúc, để ngỏ những cơ hội dành cho Việt Nam và Mỹ. Khi đó, những vấn đề nhân quyền lại nổi lên như một vấn đề nổi cộm, và trở thành một rào cản quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Thực ra, vấn đề không phải ở chỗ, Mỹ đã đưa ra bản báo cáo nhân quyền hằng năm, hay những vấn đề nhân quyền còn tồn đọng giữa Việt Nam và Mỹ, những phán xét nhân quyền mà Mỹ áp đặt vào Việt Nam mà là ở chỗ, Mỹ có quyền gì mà làm như vậy? Nhân quyền từ xưa đến nay luôn là một vấn đề nhạy cảm, gắn liền với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhân quyền có thể có những giá trị chung, nhưng không thể có một chuẩn mực nhất định về nhân quyền cho tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia, dân tộc có đặc điểm văn hóa, tinh thần khác nhau, được hun đúc qua bao đời, thì tất yếu phải có những chuẩn mực nhân quyền khác nhau. Vì thế, không thể đem tất cả quan niệm nhân quyền của quốc gia này làm thước đo để đánh giá nhân quyền ở một quốc gia khác. Trong khi bản thân nước Mỹ là một trong những nước thường xuyên có những vi phạm về nhân quyền ở rất nhiều các lĩnh vực như việc làm, khoảng cách giàu nghèo, dịch vụ công cộng, tù nhân… thì họ lại cũng mặc nhiên coi bản thân là “thiên đường dân chủ”, tự cho mình là quốc gia văn minh nhất, tự do nhất, quyền con người được đảm bảo. Thử hỏi một quốc gia văn minh như thế có để cho hơn 37 triệu lao động thất nghiệp? Có để cho 18% trẻ em bị bần cùng hóa? Dĩ nhiên, câu trả lời là không. Vậy mà, họ vẫn tự cho mình quyền ngồi ở vị trí quan tòa, đặt tất cả nước khác ở vị trí bị cáo và bắt đầu phán xét họ có nhân quyền hay không, bất chấp tất cả những khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội, trình độ phát triển; thì đây đúng là một nghịch lý rõ rành rành, không thể chối cãi. Ngoài ra, vấn đề nhân quyền, nếu như có vi phạm, thì đó là việc nội bộ của mỗi quốc gia, là chuyện mà mỗi quốc gia, dân tộc tự giải quyết; không cần và cũng không thể có sự can thiệp từ bên ngoài. Sự can thiệp này là trái với luật pháp, thông lệ quốc tế, là vi phạm an ninh, chủ quyền của quốc gia, là không tôn trọng nguyên tắc “không xen vào công việc nội bộ của quốc gia khác”. Chính vì thế, theo tôi, Mỹ hoàn toàn không hề có quyền để phán xét nhân quyền này nọ với quốc gia khác. Điều họ nên làm có lẽ là quay trở lại nước mình, và sửa đổi lại tình hình vi phạm nhân quyền của chính mình, khắc phục những hậu quả khủng khiếp mà họ đang phải gánh chịu từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới chứ không phải đi áp đặt những gì mình muốn lên các quốc gia khác. Vai trò nước lớn của Mỹ trong rất nhiều vấn đề là không thể chối cãi. Trên trường quốc tế, những vấn đề lớn, toàn cầu như thay đổi khí hậu, chiến tranh, xung đột, an ninh lương thực, dân số, đói nghèo… không thể thiếu bóng dáng người Mỹ; nhưng vấn đề nhân quyền lại khác. Nó là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa, trình độ phát triển… chứ không thể đơn giản đi áp đặt một chuẩn mực nào đó lên được, ở đây thậm chí là đem giá trị chuẩn mực phương Tây đem gán vào với những giá trị truyền thống của phương Đông. Thật sự, ngay từ đầu, đây đã là công việc vô lý, vô nghĩa, và vô ích. Nhưng Mỹ vẫn làm, và làm hằng năm, chưa năm nào bỏ lỡ, bất chấp cả mối quan hệ đang tốt đẹp, giao thương đang thuận lợi. Phải chăng đằng sau những bản báo cáo nhân quyền đó là cả một âm mưu xuyên tạc, phá hoại, diễn biến hòa bình? Là một yếu tố thuộc nhóm nhân tố dùng để mặc cả, đôi khi, Hoa Kỳ thường sử dụng để bảo vệ những lợi ích cục bộ, ngắn hạn của một nhóm người tư lợi nào đó. Vấn đề nhân quyền, nhức nhối trong quá khứ, đang đấu tranh ở hiện tại và sẽ còn phải đấu tranh trong tương lai. I. BỐI CẢNH Sau khi cuộc chiến tranh kháng chiến chống đế quốc Mỹ kết thúc, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất; cả nước náo nức cùng bắt tay vào công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, cho dù vết thương chiến tranh vẫn chưa lành miệng, nhưng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ta thời kỳ đó, vẫn không loại bỏ khả năng bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cho dù là gặp rất nhiều khó khăn – chủ quan cũng như khách quan và thách thức từ nhiều phí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vấn đề nhân quyền Quyền con người Quan hệ đối ngoại Kinh tế quốc tế Chính sách đối ngoại Chính sách đối ngoại Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
97 trang 327 0 0
-
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 226 0 0 -
23 trang 206 0 0
-
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 205 0 0 -
SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ
4 trang 167 0 0 -
Tài liệu học tập Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1
82 trang 162 0 0 -
9 trang 142 0 0
-
Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
13 trang 140 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học vĩ mô - Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
17 trang 134 0 0 -
8 trang 113 0 0