Danh mục

Tiểu luận: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường

Số trang: 30      Loại file: doc      Dung lượng: 182.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để phục vụ cho việc quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm ngày càng tốt hơn, phù hợp với đòi hỏi của tình hình hoạt động công nghiệp và dịch vụ, hệ thống TC, QCMT Việt Nam cần được hoàn thiện đầy đủ hơn nữa cả về chất lượng và số lượng. Mời các bạn cùng tham khảo tiểu luận "Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường"
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường TIỂU LUẬN LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Chủ đề: “Tìm   hiểu   về   hoạt   động   xây   dựng   và   áp   dụng   tiêu   chuẩn,   quy   chuẩn   môi   trường” Nhóm thực hiện (lớp 55A_KHMT) 1. Đỗ Thị Hồng (msv: 1053060227) 2. Hà Thị Hoài Thu (msv: 1053060605) 3. Phạm Thị Thương (msv: 1053060624) 4. Nguyễn Chí Trung (msv: 1054061448) 5. Nguyễn Thành Đạt (msv: 1053090116) ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993  đến nay đã phát triển cả  nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ  các yếu tố  tạo thành môi trường. Tỷ  lệ  thuận với tốc độ  xuống cấp của môi  trường, các văn bản quy phạm pháp luật về  bảo vệ  môi trường đã tăng nhanh   chóng. Các văn bản quy phạm pháp luật về  bảo vệ  môi trường đã quy định từ  chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi  trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử  dụng và bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh   toàn cầu của vấn đề  môi trường. Hệ  thống tiêu chuẩn về  môi trường cũng đã  được ban hành, làm cơ  sở  pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ  của   chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường được ban hành  năm 1993, sửa đổi bổ  sung năm 2005, luật tiêu chuẩn, quy chuẩn năm 2006 và  nhiều nghị định, thông tư đã quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về mức giới hạn về đặc tính kĩ thuật, giới  hạn hàm lượng của các chất có trong thành phần môi trường. Là cơ sở để đánh  giá mức độ ô nhiễm môi trường, là cơ sở để đánh giá sự phù hợp của các thành   phần môi trường, đảm bảo cho sức chịu tải của môi trường và không làm ảnh   hưởng tới sức khỏe con người cũng như sự phát triển bình thường của sinh vật. Để  hiểu rõ hơn về  quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các tiêu   chuẩn, quy chuẩn môi trường, nhóm tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu chủ  đề:  “Tìm hiểu về  hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi   trường ở Việt Nam”. NỘI DUNG I. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường 1.1. Khái niệm Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số  về  chất   lượng môi trường xung quanh, về  hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất  thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để  quản lý và   bảo vệ môi trường. (Khoản 5 điều 3, Luật bảo về môi trường 2005 ) Quy chuẩn môi trường là văn bản pháp quy kĩ thuật quy định về mức giới  hạn, yêu cầu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ  theo  con người, bảo vệ môi trường. Do cơ quan có thẩm quyền ban hành dưới dạng  văn bản để bắt buộc áp dụng. 1.2. Phân loại tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trong quản lý môi   trường Tiêu chuẩn môi trường gồm 2 loại: ­ Thứ nhất, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh gồm: + Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất cho các mục đích về  sản xuật  nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác. + Nhóm mục tiêu môi trường đối với nước mặt và mục nước dưới đất  phục vụ  cho mục đích về  cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi  trồng thủy sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác. + Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ cho mục   đích về nuôi trồng thủy sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác . + Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí  ở  vùng đô thị, vùng dân  cư nông thôn. + Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi  công cộng. ­ Thứ hai, tiêu chuẩn về chất thải gồm: + Nhóm tiêu chuẩn về  nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ  chăn  nuôi, nuôi trồng thủ sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động  khác. + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, khí thải từ các thiết bị dùng để  xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác   đối với chất thải. + Nhóm tiêu chuẩn về  khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc,  thiết bị chuyên dụng. + Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại. + Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ  sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng. Quy chuẩn môi trường Việt Nam gồm: ­ Quy   chuẩn   quốc   gia   về   chất   lượng   nước   bao   gồm:   nước   mặt,   n ước   ngầm, nước biển ven bờ, nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, nước thải   công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải công nghiệp dệt may, nước thải sinh   hoạt,… ­ Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí. ­ Quy chuẩn quốc gia về chất lượng đất. ­ Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn độ rung. 1.3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường  ( điều 8,  Luật BVMT 2005 ) 1. Việc   xây   dựng   và   áp   dụng   tiêu   chuẩn   môi   trường   phải   tuân   theo   các  nguyên tắc sau đây: a. Đáp  ứng mục tiêu bảo vệ  môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và  sự cố môi trường; b. Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế ­   xã hội, trình độ  công nghệ  của đất nước và đáp  ứng yêu cầu hội nhập kinh tế  quốc tế; c. Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất,  kinh doanh, dịch vụ. 2. Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công   bố bắt buộc áp dụng. 1.4.   Nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia 1. Cấp độ tiêu chuẩn. 2. Các thông số về môi trường và các giá trị giới hạn. 3. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn. 4. Quy trình, phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêu chuẩn. 5. Điều kiện kèm theo khi áp dụng tiêu chuẩn. 6. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích. 1.5.    Yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh 1. Tiêu chuẩn về  chất lượng môi trường ...

Tài liệu được xem nhiều: