Danh mục

Tiểu luận: Trình bày hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.72 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Trình bày hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhằm trình bày về hệ thống Bretton Woods, lịch sử phát triển và lí do sụp đổ của nó, hệ thống chế độ tỉ giá là cố định nhưng có thể điều chỉnh, sự ra đời IMF và hạn mức tín dụng thường xuyên, tài khoản quyền rút vốn đặc biệt, ưu điểm hơn hạn mức tín dụng như nào ? hệ thống tiền tệ châu Âu được thành lập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Trình bày hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 Tiểu luận Trình bày hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhóm 1 : Sinh viên (K50 Ngân hàng, Trường ĐH Tây Bắc) Nguyễn Nam Toàn Đào Thế Sơn Đặng Quốc Hùng Cao Thanh Hải Giàng A Chua Lời mở đầu Việc hiểu được quá trình lịch sử phát triển của các thể chế tiền tệ và sự phát triển kinh tế của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 là cơ sở căn bản để nghiên cứu Tài chính quốc tế. Có rất nhiều đề nghị cải tổ lại hệ thống tiền tệ quốc tế ( IMS ) nhằm tránh được các vướng mắc và sai lầm đã xảy ra trong quá khứ. Nhiều khía cạnh về IMS sau chiến tranh thế giới thứ 2 đáng quan tâm sẽ được trình bày : - Hệ thống Bretton Woods, lịch sử phát triển và lí do sụp đổ của nó - Hệ thống chế độ tỉ giá là cố định nhưng có thể điều chỉnh - Sự ra đời IMF và hạn mức tín dụng thường xuyên - Tài khoản quyền rút vốn đặc biệt, ưu điểm hơn hạn mức tín dụng như nào ? - Hệ thống tiền tệ châu Âu được thành lập IMS sau Đại chiến thế giới thứ 2 1. Hệ thống Bretton Woods ( BWS ) Năm 1941, Hội nghị tiền tề quốc tế gồm 44 nước diễn ra ở Betton Woods, New Hamps hine đã phê chuẩn BWS. BWS bị ảnh hưởng nhiều bởi Mỹ vì sau thế chiến thứ 2, Mỹ có vị thế vượt trội về kinh tế và chính trị Đặc điểm của BWS : - Hệ thống chế độ tỉ giá là cố định nhưng có thế điều chỉnh - Hình thành 2 tổ chức quốc tế mới là IMF và WB Nhiệm vụ IMF là theo dõi, giám sát BWS . Nhiệm vụ WB là trợ giúp tái thiết kinh tế châu Âu bị chiến tranh tàn phá.  Hệ thống chế độ tỉ giá là cố định nhưng có thể điều chỉnh Theo thỏa ước về IMF, mỗi đồng tiền quốc gia được ấn định một tỉ giá trung tâm với USD và được phép giao động 1%. Tỉ giá đồng USD, tự nó được cố định với giá vàng là $35/ounce. Ý tưởng này có được sự tin cậy tuyệt đối vì năm 1945, Mỹ nắm 70% dự trữ vàng của thế giới. Do đó các NHTW của các nước sẽ yên tâm nắm USD làm dự trữ của mình và biết rằng mỗi USD trong dự trữ đều đổi được ra vàng không hạn chế tại mức $35/ounce. Sức mua của đồng USD ngang sức mua của vàng Mỗi quốc gia được yêu cầu duy trì tỉ giá trung tâm của đồng bản tệ với USD nhưng trong những trường hợp cán cân thanh toán quốc tế bị mất cân đối cơ bản thì có thể tiến hành phá giá hay nâng giá đồng tiền. Trong trường hợp tỉ giá thay đổi nhỏ hơn 10% thì IMF không có ý can thiệp, còn nếu cao hơn thì phải có sự chấp nhận từ IMF. Khả năng thay đổi tỉ giá trung tâm là giải pháp cuối cùng nhằm cân bằng Cán cân thanh toán quốc tế ( BP ) và đây được xem như là một trong những đặc điểm cơ bản của BWS  IMF và hạn mức tín dụng thường xuyên Chức năng của IMF là giám sát và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng thương mại thế giới. Nhiệm vụ cơ bản của IMF trong việc thúc đẩy thương mại là bảo đảm cho hệ thống chế độ tý giá cố định hoạt động một cách trơn chu và hiệu quả. Làm giảm tối thiểu nhu cầu phá giá và nâng giá đồng tiền của quốc gia thành viên bằng việc cung cấp cho mỗi quốc gia thành viên một hạn mức tín dụng thường xuyên để tài trợ cho thâm hụt tạm thời của BP . Trong chế độ tỉ giá cố định là những quốc gia có thâm hụt tạm thời BP phải thực thi chính sách thiểu phát kinh tế nếu muốn duy trì tỉ giá ổn định. Nhưng hầu hết các chính phủ đều cam kết tạo công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động do đó thiểu phát là không thể chấp nhận. Để tránh thiểu phát một cơ chế tín dụng được hình thành để hỗ trợ các quốc gia bị thâm hụt BP tạm thời . Tránh được thiểu phát sẽ duy trì được khối lượng thương mại toàn cầu Mỗi thành viên IMF được phân bổ 1 hạn mức tín dụng tỷ lệ với tỷ trọng đóng góp của quốc gia vào IMF. Cơ cấu đóng 1/4 tài sản dự trữ ( chủ yếu là vàng ) còn lại đóng bằng đồng bản tệ. Mỗi quốc gia khó khăn về BP được quyền rút lần đầu 25% hạn mức tín dụng( khoản rút vốn bằng vàng ). Sau đó chỉ các quốc gia nào chấp nhận chính sách kinh tế khắc khổ của IMF đưa ra sau mỗi lần rút vốn sẽ được rút 4 lần tiếp theo, mỗi lần 25% hạn mức tín dụng( các khoản rút vốn tín dụng ). Vậy được rút tối đa 125% hạn mức tín dụng. Những điều kiện rút vốn 4 lần sau là điều kiện rút vốn của IMF thường bao gồm hệ thống các giải pháp nhằm cải thiện BP của quốc gia thành viên. IMF bắt đầu cho vay từ 3/1947, tổng vốn ban đầu 8 tỷ USD Khi rút vốn từ IMF, mỗi thành viên dùng bản tệ mua tài s ản dự trữ ( thường là USD ). Mọi khoản vay từ IMF phải trả sau thời hạn 3 đến 5 năm, việc hoàn trả tín dụng được tiến hành bằng cách các quốc gia dùng tài sản dự trữ mua lại đồng bản tệ của mình. 2. Lịch sử của BWS Tháng 3 năm 1947 hệ thống tỷ giá cố định được đưa vào vận hành, các đồng tiền khi ấy chưa được tự do chuyển đổi, lượng USD hạn chế, các NHTW đều thiếu hụt dự trữ, làm cho cầu về USD tăng mạnh. Năm 1948 Mỹ đã trợ cấp các nước châu Âu bằng khoản trợ cấp Marshall để mua các hàng hóa tư liệu sản xuất, phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh, sự thiếu hụt về USD mới được giải tỏa. Năm 1949, BP các nước châu Âu bị thâm hụt nghiêm trọng, buộc IMF phải cho phá giá các đồng tiền châu Âu. Những năm 1950s BP của Mỹ từ chỗ thặng dư chuyển sang thâm hụt. Giai đoạn 1958 – 1961 BP của Mỹ thâm hụt nghiêm trọng dần dần ảnh hưởng đến hoạt động của BWS. Trong quá trình tích lũy USD, nhiều NHTW nước ngoài đã tiến hành chuyển đổi USD dự trữ của mình ra vàng, buộc các nhà chức trách Mỹ phải quan tâm đến vấn đề thâm hụt BP của Mỹ. Đồng tiền Đức và Hà Lan lên giá 5%. Để ngăn ngừa hiện tượng đầu cơ đồng USD, Mỹ và 9 nước khác đưa ra “Thỏa thuận chung về vay mượn” (General Arrangement to Borrow – GAB). Những thành viên của GAB thỏa thuận rằng cho IMF vay những khoản vốn bổ sung khi một tro ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: