Danh mục

TIỂU LUẬN: Vấn đề năng xuất lao động, thu nhập của người lao động và định mức lao động trong Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà nội có tên giao dịch quốc tế: VINAFOR Hà nội

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 89      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nền kinh tế thị trường, để đương đầu với môi trường hoạt động kinh doanh luôn thay đổi, một doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công thì cần phải có khả năng thích ứng mọi tình huống. Điều này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có khả năng quản trị, biết quản lý mọi vấn đề xảy ra. Trong doanh nghiệp, biết cách tổ chức bộ máy doanh nghiệp, tổ chức sản xuất thiết kế sản phẩm cho thích ứng với sự thay đổi của thị trường, tạo ra sự tín nhiệm trong doanh nghiệp và uy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Vấn đề năng xuất lao động, thu nhập của người lao động và định mức lao động trong Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà nội có tên giao dịch quốc tế: VINAFOR Hà nội TIỂU LUẬN: Vấn đề năng xuất lao động, thu nhập của người lao động và định mức lao động trong Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà nội có tên giao dịch quốc tế: VINAFOR Hà nội Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, để đương đầu với môi trường hoạt động kinh doanh luôn thay đổi, một doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công thì cần phải có khả năng thích ứng mọi tình huống. Điều này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có khả năng quản trị, biết quản lý mọi vấn đề xảy ra. Trong doanh nghiệp, biết cách tổ chức bộ máy doanh nghiệp, tổ chức sản xuất thiết kế sản phẩm cho thích ứng với sự thay đổi của thị trường, tạo ra sự tín nhiệm trong doanh nghiệp và uy tín cho khách hàng, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Đây chính là vấn đề trong quản trị doanh nghiệp. Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà nội có tên giao dịch quốc tế: VINAFOR Hà nội. Trụ sở giao dịch chính của Công ty: 67, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng,Hà Nội . Phần i: 1. Giới thiệu chung về công ty thương mại lâm sản Hà Nội. Công ty lâm sản Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 133/TCLĐ ngày 15/03/1993 của bộ lâm nghiệp dưới sự chỉ đạo của tổng công ty lâm sản Việt Nam và mang tên: Công ty kinh doanh lâm sản Hà Nội. Sau khi có sự sát nhập của bộ lâm nghiệp, bộ nông nghiệp, bộ thuỷ lợi thành bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động với tên là trung tâm thương mại lâm sản Hà Nội dưới quyết định số 384/NN-TCCB/QĐ ngày 28/12/1995 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trực thu ộc tổng công ty lâm nghiệp. Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp giấy phép chứng nhận kinh doanh cho doanh nghiệp ngày 16/01/1996 với số vốn ban đầu 1.139.540.000 đ bao gồm vốn cố định 427.917.000đ và vốn lưu động 532.585.000đ, doanh nghiệp được quyền tham gia các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực lâm, nông, hải sản, chế biến gỗ, dịch vụ vật tư, kĩ thuật đời sống. Để phù hợp với tình hình mới, tăng cường tự chủ cũng như đa dạng hoá kinh doanh, ngày 21/08/1998 QĐ/BNN/TCCB của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, doanh nghiệp được đổi tên thành công ty thương mại lâm sản Hà Nội. Và được phép tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu, và kinh doanh thêm nhiều ngành khác như vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, và hàng tiêu dùng và vẫn chịu sự lãnh đạo của cơ quan cấp trên trực tiếp: Tổng công ty lâm sản Việt Nam trụ sở giao dịch chính của công ty: 67 Ngô Thì Nhậm-Hai Bà Trưng- Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế VINAFOR Hà Nội. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty: Sơ đồ tổ chức của công ty thương mại Lâm sản Hà Nội. Sơ đồ 1: Giám Đốc Phó giám Phó giám đốc đốc hành kinh doanh Phòng tổ Phòng kế Phòng kế Phòng chức hành toán tài hoạch kinh xuất nhập chính chính doanh khẩu Cửa Xí nghiệp Xí nghiệp Xí 2 chi hàng kinh bảo quản nghiệp nhánh lâm sản doanh chế lâm sản xuất tại Bắc Hà Nội 13 Hoà biến và nhập Ninh và Mã bảo quả khẩu và Quảng lâm sản bảo quản Ninh 2.1 Bộ máy quản lý: Công ty áp dụng chế độ một thủ trưởng. Bộ máy quản lý cấp cao của Công ty bao gồm một giám đốc, hai phó giám đốc và các phòng ban trực thuộc. Như vậy, người quản lý cao nhất là giám đốc, sử dụng tất cả các phương pháp kinh tế, hành chính, tổ chức... để điều khiển quản lý Công ty và chịu trách nhiệm chính về mọi mặt hoạt động của Công ty. Theo mô hình trên ta thấy: + Giám đốc Công ty: Là người điều hành quản lý chung, giữ vị trí quan trọng nhất và chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động, quản lý của Công ty trước pháp luật. + Các phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc,được tổng Công ty bổ nhiệm và bãi nhiệm, mỗi phó Giám đốc Công ty được phân công phụ trách một số mặt công tác do Giám đốc Công ty giao. Có một phó Giám đốc thường trực để thay thế điều hành Công ty khi Giám đốc vắng mặt. . Công việc của phó Giám đốc hành chính bao gồm: Quản lý, chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản. . Công tác bảo vệ an ninh quân sự, phòng cháy chữa cháy. . Phụ trách đời sống sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên. . Ra quyết định khen thưởng kỷ luật. .Chủ động tìm kiếm hợp đồng .Công việc của phó Giám đốc kinh doanh bao gồm: . Chỉ đạo chung về hoạt động kinh doanh. . Khảo sát thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu. . Tìm kiếm bạn hàng, giao dịch kinh doanh. . Ra các quyết định mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu. + Phòng kế toán tài chính: Gồm năm người, có chức năng thực hiện, giám sát bằng tiền thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng Công ty. Giúp việc cho kế toán trưởng là có một phó phòng kế toán, các kế toán viên có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao, đồng thời phối hợp với các nhân viên kế toán dưới các xí nghiệp và các đơn vị kinh doanh. + Phòng kế hoạch kinh doanh: Gồm tám người, có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổng hợp kế hoạch toàn diện của Công ty như: Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, thống kê tổng hợp số liệu thực hiện so với kế hoạch đề, giúp Giám đốc đi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: