Danh mục

TIỂU LUẬN: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ – Thực trạng và giải pháp phát triển

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong xu thế thế toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới bước vào thế kỷ 21, thì việc chủ động tham gia hội nhập kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề đang được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Với chủ chương mà Đảng và Nhà nước đề ra là: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và chất lượng sức cạnh tranh” thì Việt Nam...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ – Thực trạng và giải pháp phát triển TIỂU LUẬN:Xuất khẩu hàng hoá của Việt Namsang thị trường Mỹ – Thực trạng và giải pháp phát triển Lời mở đầu Trong xu thế thế toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới bước vào thế kỷ 21, thì việc chủđộng tham gia hội nhập kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đềđang được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Với chủ chương mà Đảng và Nhà nước đề ra là: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốctế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tếvà chất lượng sức cạnh tranh” thì Việt Nam cần phải thực hiện những biện pháp hữuhiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt thực hiện những giải pháp mởrộng thị trường nước ngoài nhằm tăng cường xuất khẩu, góp phần thực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế của cả nước. Chính vì tầm quan trọng của xuất khẩu, đồng thời để nghiên cứu rõ hơn về xuấtkhẩu hàng hoá của Việt Nam, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Mỹ, một thị trườngđầy tiềm năng cho hàng xuất khẩu nước ta, nên em đã chọn đề tài: “ Xuất khẩu hànghoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ – Thực trạng và giải pháp phát triển” làm đốitượng nghiên cứu của mình. Nội dung tiểu luận được chia làm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về xuất khẩu hàng hoá. Chương II: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Chương III: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hoácủa Việt Nam vào thị trường Mỹ. Chương I Khái quát trung về xuất khẩu hàng hoá1) Khái niệm xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu hàng hoá là việc mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một nước này với một nước khác và dùng ngoại tệ hoặc các giấy tờ có giá khác làm phương tiện thanh toán và trao đổi. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động buôn bán thuộc phạm vi quốc tế, diễn ra trong nền kinh tế có thương mại quốc tế mở rộng và là hoạt động kinh doanh thương mại rất phức tạp gồm nhiều khâu khác nhau, vì vậy người kinh doanh xuất khẩu cần phải có kinh nghiệm và kiến thức nghiệp vụ vững chắc.2) Vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế. Nhà nước ta đã chủ động thay đổi chiến lược kinh tế từ nhập khẩu sang hướng xuất khẩu, đây là con đường đúng đắn giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu có một số vai trò cơ bản sau: 2.1. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất quá nhu cầu nội địa. Nhưng nền kinh tế nước ta hiện nay còn chậm phát triển, sản xuất về cơ bản là chưa đủ cho tiêu dùng. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ kích thích sản xuất hàng hoá phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng hàng hoá. 2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì việc chuyển dịch cơ cầu kinh tế là rất quan trọng đối với phát triển kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là điều tất yếu đối với nền kinh tế nước ta. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp cho Nhà nước ta chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 2.3. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi nước ta phải có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị và công nghệ tiên tiến mà nước ta chưc tạo ra được để phục vụ cho sản xuất. Để có nguồn vốn này thì nước ta cần huy động bằng nhiều hình thức khác nhau như: đầu tư nước ngoài, vay nợ hoặc viện trợ và ngoại tệ thu được từ các nguồn khác... trong đó nguồn thu từ xuất khẩu là nguồn thu quan trọng. Nếu nguồn thu từ xuất khẩu cao thì nhà nước sẽ giảm được nguồn vay nợ và chủ động hơn trong việc đầu tư phát triển kinh tế của đất nước. 2.4. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân. Xuất khẩu càng nhiều thì việc sản xuất hàng hoá càng phải phát triển và cần phải có nhiều lao động cho sản xuất, do vậy nó sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động với mức thu nhập không nhỏ sẽ giúp cải thiện đời sống của người lao động. Mặt khác, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng mà nước ta chưa sản xuất được phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân hiện nay. 2.5. Xuất khẩu tạo điều kiện để mở rộng và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: