Danh mục

Tiểu sử Võ Văn Kiệt: Phần 2

Số trang: 229      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.22 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của cuốn "Tiểu sử Võ Văn Kiệt" gồm có 9 chương, cụ thể như sau: Quê hương - gia đình - thời niên thiếu (1922-1938); tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ, xây dựng lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền ở Rạch Giá (1938-1945); những năm tháng hoạt động trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); hoạt động trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975);... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu sử Võ Văn Kiệt: Phần 2198 Chương V LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH (1976-1981) 1. Lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn,từng bước ổn định chính trị, khôi phục, phát triểnkinh tế - văn hóa - xã hội Ngày 30-4-1975, thành phố Sài Gòn được hoàn toàngiải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập. Sựquản lý, điều hành mọi hoạt động của thành phố đặtdưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban Quân quản, dođồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà làm Chủ tịch,đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư Đảng ủy đặc biệt,kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - GiaĐịnh. Đến giữa tháng 8-1975, Đảng ủy đặc biệt giảithể, Trung ương cử đồng chí Võ Văn Kiệt đảm nhiệm Bíthư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Giữa tháng 12-1975, Bộ Chính trị phân công đồngchí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn -Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 199Gia Định, đồng chí Võ Văn Kiệt đảm nhiệm cương vịPhó Bí thư. Ngày 20-1-1976, Hội đồng Chính phủ cáchmạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Quyếtđịnh bổ nhiệm đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Bí thưThành ủy, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cáchmạng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phốSài Gòn - Gia Định. Tháng 4-1976, đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu làmđại biểu Quốc hội khóa VI. Đến tháng 12-1976, tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí VõVăn Kiệt được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ươngĐảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủyviên dự khuyết Bộ Chính trị, được phân công làm Bíthư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh1. Tại Đại hội đạibiểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất(tháng 4-1977) và lần thứ hai (tháng 10-1980), đồngchí Võ Văn Kiệt được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy. Trong khoảng thời gian hơn 5 năm, trên cương vịBí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chíVõ Văn Kiệt đã có sự chỉ đạo hết sức năng động, sángtạo, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hìnhchính trị, kinh tế - xã hội của thành phố đông dânnhất cả nước._________ 1. Tháng 7-1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam quyết định đổi tên Sài Gòn thành “Thành phố Hồ Chí Minh”.200 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU SỬ Tình hình thành phố sau giải phóng ngổn ngangcông việc: thành lập chính quyền mới; vấn đề cung cấplương thực, thực phẩm hằng ngày cho người dân đểthành phố hoạt động bình thường; vấn đề giao thông,trật tự, an ninh; vấn đề vận động, cải tạo đối với gần 40vạn quan chức ngụy quân, ngụy quyền; vấn đề di tảncủa ngoại kiều; cung cấp hậu cần cho lực lượng quânđội; vấn đề hồi hương cho dân ly tán, v.v.. Lúc này, cũng như cả nước, thành phố thực hiện cơchế quản lý kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp,do đó, gặp rất nhiều vấn đề nan giải. Nền kinh tế ViệtNam nói chung, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nóiriêng, trì trệ, thiếu năng động và kém hiệu quả. Về vấn đề lương thực: Với hơn 80% dân số sản xuấtnông nghiệp, sống dựa vào nông nghiệp, nhưng sảnlượng lương thực không tăng, trong khi dân số tăngnhanh, Nhà nước buộc phải nhập khẩu lương thực vớikhối lượng ngày càng lớn (năm 1978 nhập 1,8 triệu tấn;năm 1979: 2,2 triệu tấn). Về sản xuất công nghiệp: Theo báo cáo thống kê,sản xuất công nghiệp cả nước tăng bình quân 0,6%/năm,nhưng thật ra đại đa số nhà máy, xí nghiệp quốc doanhở trong tình trạng “lời giả, lỗ thật”, vì được Nhà nướcbao cấp tràn lan. Lạm phát đạt đến tốc độ “phi mã”,Chương V: LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH... 201năm 1980 tăng gấp ba lần so với năm 1976 (khoảng 774%),trong khi GDP chỉ tăng bình quân 0,4%/năm1. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, khó khăn nhất lúcnày là nạn thiếu lương thực, chất đốt, xăng dầu phục vụgiao thông vận tải, điện cho sản xuất và sinh hoạt. Sauhơn một năm giải phóng, nguồn nguyên liệu dự trữ cạndần, tình hình kinh tế thành phố ngày càng xuống dốcvà bước vào sự khủng hoảng trầm trọng. Nhân dân SàiGòn phải ăn độn hạt bo bo, khoai, sắn. Để giải quyết vấn đề lương thực cung cấp cho thànhphố, Ban lãnh đạo Thành ủy, đứng đầu là Bí thư VõVăn Kiệt tập trung lo “chạy gạo” cho dân2. Đồng chí VõVăn Kiệt mời ông Lữ Minh Châu, Giám đốc Ngân hàng;bà Nguyễn Thị Ráo (Ba Thi), Giám đốc Công ty Lươngthực; Giám đốc Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải đếnhọp bàn việc tháo gỡ khó khăn. Đồng chí Bí thư Thànhủy yêu cầu Công ty Lương thực thành phố đứng ra làmđầu mối, xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mualúa của nông dân theo giá thị trường; các đơn vị tàichính, ngân hàng lo tiền, ngành giao thông bố trí vận_________ 1. Theo Phạm Ngọc Trâm: Quá trình đổi mới hệ thống chính trịở Việt Nam (1986-2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009,tr.61. 2. Lúc đó Nhà nước áp giá pháp lệnh là 5,2 hào 1 kg, trong khithị trường là 1,5 đồng 1 kg, nên nông dân không muốn bán choNhà nước.202 VÕ VĂN KIỆT - TIỂU ...

Tài liệu được xem nhiều: