Tìm dư địa giảm lãi suất cho vay trong điều hành chính sách tiền tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 279.15 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Tìm dư địa giảm lãi suất cho vay trong điều hành chính sách tiền tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phân tích về kinh nghiệm điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc liên hệ với quá trình sử dụng DTBB tại NHNN Việt Nam, đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị nhằm góp phần giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm dư địa giảm lãi suất cho vay trong điều hành chính sách tiền tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 26. TÌM DƯ ĐỊA GIẢM LÃI SUẤT CHO VAY TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TS. Trần Thế Sao* Tóm tắt Lãi suất cho vay vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam đối với khách hàng còn cao là một thực tế. Mức lãi suất này cao so với nhiều quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tương đương Việt Nam, cao so với những khó khăn của khách hàng trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có biện pháp giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế, nhưng chỉ thấy trên báo cáo còn thực tế chưa giảm đáng kể. Vậy, dư địa trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia có còn không để có thể giảm lãi suất cho vay vốn trong nền kinh tế? Bài viết phân tích về kinh nghiệm điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc liên hệ với quá trình sử dụng DTBB tại NHNN Việt Nam, đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị nhằm góp phần giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Từ khóa: Dư địa, chính sách tiền tệ, giảm lãi suất 1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 1.1. Chủ động điều tiết linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Tại giai đoạn nền kinh tế Trung Quốc bị tác động lớn cùa cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, trong những tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc (People Bank of China – PBOC) đã 5 lần liên tiếp tăng tỷ lệ DTBB với tổng mức tăng tỷ lệ DTBB là 3% nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chặn tình trạng tăng trưởng nền kinh tế quá nóng. Nhưng sang 4 tháng cuối năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới bị ảnh hưởng lớn hơn, NHTW Trung Quốc đã 4 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB với tổng mức cắt giảm là 2%. Việc điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ DTBB như trên được * Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 328 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 kết hợp cùng với những giải pháp khác đã đưa Trung Quốc là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, và cũng là nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt ngay từ đầu năm 2010 với việc ba lần liên tiếp điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB để ngăn chặn nguy cơ lạm phát. Tuy vậy, mỗi lần điều chỉnh tỷ lệ DTBB chỉ là 0,5%, nên các ngân hàng thương mại (NHTM) có khả năng thích ứng với sự thay đổi DTBB và không gây ra biến động quá lớn trên thị trường tiền tệ (Vietstock, 2017 - 2021). Trong giai đoạn 2018 - 2019, PBOC đã 7 lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trong đó, năm 2018 thực hiện cắt giảm bốn lần và năm 2019 cắt giảm ba lần để thúc đẩy nền kinh tế trong nước, khi tốc độ tăng trưởng năm 2018 ở mức thấp nhất trong ba thập niên do nhu cầu trong nước yếu hơn và căng thẳng thương mại với Mỹ. Riêng trong Quý I/2020, PBOC thực hiện một lần cắt giảm tỷ lệ DTBB cho các ngân hàng và cam kết giữ chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và đang có nhiều tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc (Vietstock, 2017 - 2021). Thực tế trong điều hành chính sách tiền tệ nói chung và áp dụng tỷ lệ DTBB nói riêng cho thấy, Trung Quốc là quốc gia luôn đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về cường độ lẫn tần suất thay đổi tỷ lệ DTBB. Nếu so sánh với các nền kinh tế mới nổi có các đặc điểm tương đồng thì có thể thấy, PBOC khá mạnh tay và dứt khoát khi sử dụng công cụ DTBB. Chẳng hạn, có không ít giai đoạn, tỷ lệ DTBB tại Trung Quốc đã được điều chỉnh 35 lần ở mức dao động lớn từ khoảng 10% lên đến hơn 20%, trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi khác như: Nga, Ấn Độ, Indonesia thì mức dao động tỷ lệ DTBB tương đối thấp, trung bình chỉ khoảng 1%... Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, động thái điều hành trong việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB trong từng giai đoạn theo hướng quyết liệt đã đem lại những điểm khởi sắc tích cực cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Thực tế cho thấy, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng khá ổn định, dù là có sụt giảm đôi chút so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, luôn ở mức không thấp hơn 9% (Vietstock, 2017 - 2021). Năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19, PBOC tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ DTBB. Gần đây nhất là ngày 06/02/2020, PBOC cắt giảm 50 điểm cơ bản, tức 0,5% tỷ lệ DTBB đối với các ngân hàng của nước này. Theo đó, giải phóng khoảng 900 tỷ NDT (khoảng 126 tỷ USD) vào thị trường tài chính. Đây là lần giảm tỷ lệ DTBB thứ ba kể từ đầu năm 2019 và là lần thứ tám kể từ năm 2018 đến đầu năm 2020. Trước đó, vào tháng 01/2019, NHTW Trung Quốc cũng giảm tỷ lệ DTBB 1% đối với các ngân hàng và tháng 5/2020 áp dụng tỷ lệ DTBB có ưu đãi đối với các ngân hàng vừa và nhỏ (Vietstock, 2017 - 2021). Năm 2021, PBOC tiếp tục cắt giảm tỷ lệ DTBB đối với tất cả các ngân hàng sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 8,4%, thực hiện từ ngày 15/7/2021. Quyết định này có khả năng giải phóng khoảng 1.000 tỷ NDT (tương đương 154,43 tỷ USD) trong các khoản tiền gửi dài hạn để các ngân hàng cho vay. Dự báo PBOC sẽ tiếp tục cắt giảm tỷ lệ DTBB trong những tháng đầu năm 2022 (Vietstock, 2017 - 2021). 329 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1.2. Bài học đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đó là cần điều hành chủ động và linh hoạt hơn nữa nghiệp vụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc Trong các giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn như bị tác động mạnh của khủng hoảng tài chính quốc tế các năm 2008 - 2009, hoặc bị tác động mạnh của đại dịch COVID-19 trong năm 2020 - 2021 và đầu năm 2022, để hạ lãi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm dư địa giảm lãi suất cho vay trong điều hành chính sách tiền tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 26. TÌM DƯ ĐỊA GIẢM LÃI SUẤT CHO VAY TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TS. Trần Thế Sao* Tóm tắt Lãi suất cho vay vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam đối với khách hàng còn cao là một thực tế. Mức lãi suất này cao so với nhiều quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tương đương Việt Nam, cao so với những khó khăn của khách hàng trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có biện pháp giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế, nhưng chỉ thấy trên báo cáo còn thực tế chưa giảm đáng kể. Vậy, dư địa trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia có còn không để có thể giảm lãi suất cho vay vốn trong nền kinh tế? Bài viết phân tích về kinh nghiệm điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc liên hệ với quá trình sử dụng DTBB tại NHNN Việt Nam, đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị nhằm góp phần giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Từ khóa: Dư địa, chính sách tiền tệ, giảm lãi suất 1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 1.1. Chủ động điều tiết linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Tại giai đoạn nền kinh tế Trung Quốc bị tác động lớn cùa cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, trong những tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc (People Bank of China – PBOC) đã 5 lần liên tiếp tăng tỷ lệ DTBB với tổng mức tăng tỷ lệ DTBB là 3% nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chặn tình trạng tăng trưởng nền kinh tế quá nóng. Nhưng sang 4 tháng cuối năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới bị ảnh hưởng lớn hơn, NHTW Trung Quốc đã 4 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB với tổng mức cắt giảm là 2%. Việc điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ DTBB như trên được * Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 328 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 kết hợp cùng với những giải pháp khác đã đưa Trung Quốc là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, và cũng là nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt ngay từ đầu năm 2010 với việc ba lần liên tiếp điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB để ngăn chặn nguy cơ lạm phát. Tuy vậy, mỗi lần điều chỉnh tỷ lệ DTBB chỉ là 0,5%, nên các ngân hàng thương mại (NHTM) có khả năng thích ứng với sự thay đổi DTBB và không gây ra biến động quá lớn trên thị trường tiền tệ (Vietstock, 2017 - 2021). Trong giai đoạn 2018 - 2019, PBOC đã 7 lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trong đó, năm 2018 thực hiện cắt giảm bốn lần và năm 2019 cắt giảm ba lần để thúc đẩy nền kinh tế trong nước, khi tốc độ tăng trưởng năm 2018 ở mức thấp nhất trong ba thập niên do nhu cầu trong nước yếu hơn và căng thẳng thương mại với Mỹ. Riêng trong Quý I/2020, PBOC thực hiện một lần cắt giảm tỷ lệ DTBB cho các ngân hàng và cam kết giữ chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và đang có nhiều tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc (Vietstock, 2017 - 2021). Thực tế trong điều hành chính sách tiền tệ nói chung và áp dụng tỷ lệ DTBB nói riêng cho thấy, Trung Quốc là quốc gia luôn đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về cường độ lẫn tần suất thay đổi tỷ lệ DTBB. Nếu so sánh với các nền kinh tế mới nổi có các đặc điểm tương đồng thì có thể thấy, PBOC khá mạnh tay và dứt khoát khi sử dụng công cụ DTBB. Chẳng hạn, có không ít giai đoạn, tỷ lệ DTBB tại Trung Quốc đã được điều chỉnh 35 lần ở mức dao động lớn từ khoảng 10% lên đến hơn 20%, trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi khác như: Nga, Ấn Độ, Indonesia thì mức dao động tỷ lệ DTBB tương đối thấp, trung bình chỉ khoảng 1%... Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, động thái điều hành trong việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB trong từng giai đoạn theo hướng quyết liệt đã đem lại những điểm khởi sắc tích cực cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Thực tế cho thấy, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng khá ổn định, dù là có sụt giảm đôi chút so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, luôn ở mức không thấp hơn 9% (Vietstock, 2017 - 2021). Năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19, PBOC tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ DTBB. Gần đây nhất là ngày 06/02/2020, PBOC cắt giảm 50 điểm cơ bản, tức 0,5% tỷ lệ DTBB đối với các ngân hàng của nước này. Theo đó, giải phóng khoảng 900 tỷ NDT (khoảng 126 tỷ USD) vào thị trường tài chính. Đây là lần giảm tỷ lệ DTBB thứ ba kể từ đầu năm 2019 và là lần thứ tám kể từ năm 2018 đến đầu năm 2020. Trước đó, vào tháng 01/2019, NHTW Trung Quốc cũng giảm tỷ lệ DTBB 1% đối với các ngân hàng và tháng 5/2020 áp dụng tỷ lệ DTBB có ưu đãi đối với các ngân hàng vừa và nhỏ (Vietstock, 2017 - 2021). Năm 2021, PBOC tiếp tục cắt giảm tỷ lệ DTBB đối với tất cả các ngân hàng sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 8,4%, thực hiện từ ngày 15/7/2021. Quyết định này có khả năng giải phóng khoảng 1.000 tỷ NDT (tương đương 154,43 tỷ USD) trong các khoản tiền gửi dài hạn để các ngân hàng cho vay. Dự báo PBOC sẽ tiếp tục cắt giảm tỷ lệ DTBB trong những tháng đầu năm 2022 (Vietstock, 2017 - 2021). 329 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1.2. Bài học đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đó là cần điều hành chủ động và linh hoạt hơn nữa nghiệp vụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc Trong các giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn như bị tác động mạnh của khủng hoảng tài chính quốc tế các năm 2008 - 2009, hoặc bị tác động mạnh của đại dịch COVID-19 trong năm 2020 - 2021 và đầu năm 2022, để hạ lãi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tiền tệ Dư địa giảm lãi suất Điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 278 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
38 trang 252 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 247 1 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 230 0 0 -
5 trang 225 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 210 0 0 -
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 210 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0