Tìm hiểu các cuộc “kỳ ngộ” trong Tây Du KýTây du ký là bộ tiểu thuyết thần ma tiêu biểu nhất trong kho tàng tiểu thuyết thần ma Trung Quốc, được liệt vào danh sách “tứ đại kỳ thư” đời Minh. Vì nội dung chủ yếu của tác phẩm là “thần ma đấu tranh”, nên cốt truyện của nó tập trung chủ yếu vào việc thể hiện các cuộc giao tranh giữa những kỳ phùng địch thủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu các cuộc “kỳ ngộ” trong Tây Du Ký JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 24-29 TÌM HIỂU CÁC CUỘC “KỲ NGỘ” TRONG TÂY DU KÝ Võ Hồng Hà Đại học Hồng Đức1. Đặt vấn đề Tây du ký là bộ tiểu thuyết thần ma tiêu biểu nhất trong kho tàng tiểu thuyếtthần ma Trung Quốc, được liệt vào danh sách “tứ đại kỳ thư” đời Minh. Vì nội dungchủ yếu của tác phẩm là “thần ma đấu tranh”, nên cốt truyện của nó tập trung chủyếu vào việc thể hiện các cuộc giao tranh giữa những kỳ phùng địch thủ. Mặt khác,Tây du ký cũng hết sức coi trọng việc thể hiện các cuộc “kỳ ngộ” và trình bày nhữngsự cố bất ngờ trong quan hệ đời thường giữa các nhân vật. Nghiên cứu, tìm hiểucác cuộc “kỳ ngộ” có thể góp phần làm sáng tỏ hơn tính phong phú, độc đáo củatác phẩm trong việc xây dựng cốt truyện, khắc họa tính cách nhân vật.2. Sự thể hiện các cuộc “kỳ ngộ” trong Tây du ký2.1. “Kỳ ngộ” là “gặp gỡ một cách may mắn kỳ lạ” [6] Cuộc gặp gỡ dù có kỳ lạ mà không có ý nghĩa may mắn, hạnh ngộ đối vớinhân vật thì cũng không thể coi là kỳ ngộ. Kỳ ngộ là một môtip quen thuộc trongvăn học dân gian và văn học viết cổ trung đại Trung Quốc, có ý nghĩa như một tiềnđề quan trọng mở ra những sự kiện, biến cố ly kỳ, hấp dẫn. Có kỳ ngộ giữa người vớingười, hoặc gặp gỡ tình cờ trên đường đi kiểu như Lương Sơn Bá gặp Chúc Anh Đài(truyện dân gian), Du Bá Nha gặp Chung Tử Kỳ ([4]), hoặc gặp gỡ trong mộng kiểunhư Đỗ Lệ Nương gặp Liễu Mộng Mai (kịch Mẫu đơn đình - Thang Hiển Tổ). Cókỳ ngộ giữa người với thần tiên, kiểu như vua Mục vương nhà Chu gặp Tây Vươngmẫu, Lưu Thần, Nguyễn Triệu đi hái thuốc gặp tiên nữ trong núi (xem thêm: [5]).Lại có kỳ ngộ giữa người với hồn ma, người với tinh cây cỏ, loài vật, kiểu như ĐằngMục gặp hồn ma Phương Hoa tại vườn Tụ Cảnh, Kiều Sinh gặp hồn ma Lệ Khanhở gần nhà dưới chân núi Trấn Minh [2], hay rất nhiều cuộc gặp gỡ may mắn kỳ lạgiữa người với hồ ly, với tinh cây cỏ trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh [3]. Trong các cuộc kỳ ngộ, nhân vật vốn không quen biết nhau, bỗng nhiên tìnhcờ gặp gỡ mà nảy sinh những biến cố có ý nghĩa bước ngoặt trong đời sống tâm lýtình cảm, trong chiều hướng hành động, có khi làm thay đổi cả vận mệnh của nhânvật. Trong Tây du ký có không ít những cuộc kỳ ngộ như thế, và có thể quy về hai24 Tìm hiểu các cuộc “kỳ ngộ” trong Tây du kýloại chính: kỳ ngộ giữa các nhân vật trong nội bộ nhóm “Tứ chúng” và kỳ ngộ giữacác nhân vật trong “Tứ chúng” với các nhân vật khác ngoài nhóm.2.2. Kỳ ngộ giữa các nhân vật trong nội bộ nhóm “Tứ chúng” Cuộc gặp gỡ giữa Đường Tăng và Tôn Ngộ Không là một cuộc kỳ ngộ đánhdấu bước ngoặt quan trọng nhất trên con đường thỉnh kinh thiên nan vạn hiểm củanhóm này. Trước đó, Đường Tăng đã có một cuộc gặp gỡ có thể nói là kỳ ngộ vớiLưu Bá Khâm (hiệu Trấn Sơn Thái Bảo), được Thái Bảo giải thoát khỏi sự vây bủa,đe dọa của các loài mãnh hổ, rắn dài, trùng độc, quái thú; rồi lại về nhà Thái Bảotụng kinh siêu độ cho linh hồn cha Thái Bảo “thoát khỏi hồn quỷ trầm luân”, “đầuthai vào một nhà trưởng giả”. Lúc chia tay, Tam Tạng muốn “phiền Thái Bảo đưathêm một đoạn nữa” nhưng không thể được vì bên kia đã là địa phận nước ThátĐát, đành phải từ biệt trên núi Lưỡng Giới. Đang lúc “lo sợ, dang tay níu áo, rơi lệchia tay, mắt nhìn theo quyến luyến không rời”, “bỗng nghe thấy dưới chân núi cótiếng gọi như sấm: - Sư phụ ta đến rồi! Sư phụ ta đến rồi!” (hồi 13-14) [1]. Đó chínhlà tiếng gọi của “con khỉ trong hộp đá dưới chân núi”. Cuộc kỳ ngộ được mở đầu bằng tiếng gọi “sư phụ” rối rít và sau đó chủ yếulà những câu nói liến thoắng của “con khỉ” vừa tạo ra được sự bất ngờ, vừa làmnổi bật những phẩm tính tốt đẹp vốn có của Tôn: đôi mắt tinh tường, mồm miệngnhanh nhảu hoạt bát, sự thành tâm mong muốn được giải thoát, tự nguyện làm đồđệ của Đường Tăng, và đặc biệt là sức sống mạnh mẽ kỳ diệu. Điều đáng nói làĐường Tăng thác sinh và gặp Ngộ Không ở hoàn cảnh “thân chịu ép đáng thương”trong hộp đá đã năm trăm năm, lại nghe lão Tôn sốt sắng rối rít như vậy, tuy “trongbụng vui mừng” nhưng cũng không khỏi hồ nghi. Vì vậy, khi lên đỉnh núi bóc lá bùachữ vàng của Như Lai, trưởng lão đã khấn: “... Nếu (con khỉ) quả có phận đồ đệ,thì bóc được hàng chữ vàng, giải thoát khỉ thần, cùng đến Linh Sơn. Nếu không cóphận đồ đệ, chỉ là con quái vật hung hãn, lừa dối đệ tử, không thành quả phúc, thìsẽ không bóc được” (hồi 14) [1]. Những việc thần kỳ xảy ra sau lời khấn nguyện đó:đạo bùa bay lên không trung, tiếng nói của “thần trông coi Đại Thánh”, hành độngvà lời lẽ chân thành tự nhiên của Ngộ Không... đã chứng minh “con khỉ thực có lòngtốt”, xua tan hết mọi nỗi nghi ngại của Đường Tăng. Cho nên cả Đường Tăng lẫnLưu Bá Khâm đều lấy làm “mừng lắm” vì tự nhiên “đến đây ngài lại có một đồ đệ”.Cuộc kỳ ngộ và quá trình thu nạp đồ đệ thứ nhấ ...