Tìm hiểu hoạt động tự học các môn Kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh tại trường Đại học Quy Nhơn
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 539.01 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tìm hiểu nhận thức của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh Trường Đại học Quy Nhơn về tính tự chủ trong học tập và thực trạng tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng cho sinh viên chuyên ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu hoạt động tự học các môn Kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh tại trường Đại học Quy Nhơn Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, SốTập 6, 2018, 12, SốTr.6,15-25 2018 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CÁC MÔN KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIẾNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC*, BÙI THỊ ĐÀO Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bài báo tìm hiểu nhận thức của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh Trường Đại học Quy Nhơn về tính tự chủ trong học tập và thực trạng tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng cho sinh viên chuyên ngữ. Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên ý thức được tầm quan trọng của việc tự học để nâng cao năng lực ngôn ngữ và mong muốn được phát triển năng lực tự chủ trong học tập. Tuy nhiên, phần lớn dường như vẫn chưa sẵn sàng cho việc tự chịu trách nhiệm với các hoạt động học tập của mình. Từ khóa: Tự chủ, tự học, kỹ năng thực hành tiếng, sinh viên chuyên ngữ. ABSTRACT An Investigation into Learner Autonomy of the English Majors at Quy Nhon University in the Learning of the Language Skills This article is an investigation into learners’ perceptions of learner autonomy and the reality of learner autonomy in language learning skills of the pedagogical English majors at Quy Nhon University from which some suggestions on enhancing the learner autonomy in developing language learning skills are given. The results of the survey reveal that the students are aware of the important role of learner autonomy in their academic success, and wish to be instructed to become autonomous learners. However, most of them are not ready for taking charge of their own learning. Keywords: Learner autonomy, language skills, English majors. 1. Mở đầu Trong môi trường đại học, ngoài giờ học trên lớp, hoạt động tự học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó không những giúp cho người học nắm vững và củng cố kiến thức đã học mà còn phát triển được tư duy sáng tạo, tính tự chủ trong học tập, hình thành thói quen tự nghiên cứu tạo cơ sở cho việc học tập suốt đời. Hơn nữa, từ 15/08/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT). Bản chất của việc đào tạo theo tín chỉ là đào tạo tích cực, lấy người học làm trung tâm, cho phép sinh viên chủ động quyết định khả năng và thời gian tham gia các tín chỉ. Trong đó, tự học - một trong những yêu cầu bắt buộc của đào tạo tín chỉ - đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách *Email: ngocdhqn@gmail.com Ngày nhận bài: 31/8/2018; Ngày nhận đăng: 20/10/2018 15 Nguyễn Thị Phương Ngọc, Bùi Thị Đào nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều sinh viên vẫn chưa quen với việc học tập theo tín chỉ, vẫn còn mang nặng cách học thụ động và chưa chủ động với hoạt động tự học hoặc không biết cách tự học. Với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp giúp sinh viên đạt hiệu quả trong việc tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng Anh, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nhận thức của người học về tính tự chủ trong học tập và thực trạng của việc tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh K.38 Trường Đại học Quy Nhơn. 2. Tổng quan về tính tự chủ trong học tập 2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Học tập tự chủ (autonomous learning hay autonomy), là một trong những khái niệm có tầm ảnh hưởng trong lịch sử giáo dục thế giới. Xuất hiện ở các nước phương Tây vào những năm 60 của thế kỷ 20, đến đầu những năm 70 học tập tự chủ nhanh chóng trở thành đề tài hấp dẫn với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, mở ra những vấn đề nghiên cứu trong dạy học ngôn ngữ. Yves Châlon, người sáng lập ra CRAPEL (Centre de Recherches et d’Applications en Langues) tại Trường ĐH Nancy của Pháp được coi là cha đẻ của vấn đề tự chủ trong học ngoại ngữ. Năm 1972, Châlon qua đời và để lại quyền điều hành CRAPEL cho Henri Holec, người tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1979, Holec đã cho ra đời quyển “Autonomy and Foreign Language Learning” và sau đó quyển “Autonomy and Self-Directed Learning: present fields of application” năm 1988. (Theo Egel. 2009) Sau Holec, các nhà nghiên cứu khác cũng quan tâm đến lĩnh vực này. Có thể kể tên một số các nhà nghiên cứu như Leslie Dickinson với “Self-Instruction in Language Learning” (CUP, 1989); David Little (ed.) với “Self-access Systems for Language Learning” (1989); Arthur Brookes and Peter Grundy với “Individualisation and Autonomy in Language learning” (1988); David Gardner and Lindsay MiUer với “Topics in Self-access”. Ở nước ta, theo tìm hiểu của chúng tôi, những công trình tiêu biểu có liên quan đến tính tự chủ trong học tập của người học có thể kể đến là: “Luận bàn và kinh nghiệm về tự học” của GS. TSKH Nguyễn Cảnh Toàn (1995), một tấm gương sáng về tự học ở nước ta với quan điểm “Học bao giờ cũng gắn với tự học, tự rèn luyện để biến đổi nhân cách của mình”; hay các bài báo “Vì năng lực tự học sáng tạo của h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu hoạt động tự học các môn Kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh tại trường Đại học Quy Nhơn Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, SốTập 6, 2018, 12, SốTr.6,15-25 2018 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CÁC MÔN KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIẾNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC*, BÙI THỊ ĐÀO Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bài báo tìm hiểu nhận thức của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh Trường Đại học Quy Nhơn về tính tự chủ trong học tập và thực trạng tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng cho sinh viên chuyên ngữ. Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên ý thức được tầm quan trọng của việc tự học để nâng cao năng lực ngôn ngữ và mong muốn được phát triển năng lực tự chủ trong học tập. Tuy nhiên, phần lớn dường như vẫn chưa sẵn sàng cho việc tự chịu trách nhiệm với các hoạt động học tập của mình. Từ khóa: Tự chủ, tự học, kỹ năng thực hành tiếng, sinh viên chuyên ngữ. ABSTRACT An Investigation into Learner Autonomy of the English Majors at Quy Nhon University in the Learning of the Language Skills This article is an investigation into learners’ perceptions of learner autonomy and the reality of learner autonomy in language learning skills of the pedagogical English majors at Quy Nhon University from which some suggestions on enhancing the learner autonomy in developing language learning skills are given. The results of the survey reveal that the students are aware of the important role of learner autonomy in their academic success, and wish to be instructed to become autonomous learners. However, most of them are not ready for taking charge of their own learning. Keywords: Learner autonomy, language skills, English majors. 1. Mở đầu Trong môi trường đại học, ngoài giờ học trên lớp, hoạt động tự học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó không những giúp cho người học nắm vững và củng cố kiến thức đã học mà còn phát triển được tư duy sáng tạo, tính tự chủ trong học tập, hình thành thói quen tự nghiên cứu tạo cơ sở cho việc học tập suốt đời. Hơn nữa, từ 15/08/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT). Bản chất của việc đào tạo theo tín chỉ là đào tạo tích cực, lấy người học làm trung tâm, cho phép sinh viên chủ động quyết định khả năng và thời gian tham gia các tín chỉ. Trong đó, tự học - một trong những yêu cầu bắt buộc của đào tạo tín chỉ - đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách *Email: ngocdhqn@gmail.com Ngày nhận bài: 31/8/2018; Ngày nhận đăng: 20/10/2018 15 Nguyễn Thị Phương Ngọc, Bùi Thị Đào nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều sinh viên vẫn chưa quen với việc học tập theo tín chỉ, vẫn còn mang nặng cách học thụ động và chưa chủ động với hoạt động tự học hoặc không biết cách tự học. Với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp giúp sinh viên đạt hiệu quả trong việc tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng Anh, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nhận thức của người học về tính tự chủ trong học tập và thực trạng của việc tự học các môn kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh K.38 Trường Đại học Quy Nhơn. 2. Tổng quan về tính tự chủ trong học tập 2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Học tập tự chủ (autonomous learning hay autonomy), là một trong những khái niệm có tầm ảnh hưởng trong lịch sử giáo dục thế giới. Xuất hiện ở các nước phương Tây vào những năm 60 của thế kỷ 20, đến đầu những năm 70 học tập tự chủ nhanh chóng trở thành đề tài hấp dẫn với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, mở ra những vấn đề nghiên cứu trong dạy học ngôn ngữ. Yves Châlon, người sáng lập ra CRAPEL (Centre de Recherches et d’Applications en Langues) tại Trường ĐH Nancy của Pháp được coi là cha đẻ của vấn đề tự chủ trong học ngoại ngữ. Năm 1972, Châlon qua đời và để lại quyền điều hành CRAPEL cho Henri Holec, người tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1979, Holec đã cho ra đời quyển “Autonomy and Foreign Language Learning” và sau đó quyển “Autonomy and Self-Directed Learning: present fields of application” năm 1988. (Theo Egel. 2009) Sau Holec, các nhà nghiên cứu khác cũng quan tâm đến lĩnh vực này. Có thể kể tên một số các nhà nghiên cứu như Leslie Dickinson với “Self-Instruction in Language Learning” (CUP, 1989); David Little (ed.) với “Self-access Systems for Language Learning” (1989); Arthur Brookes and Peter Grundy với “Individualisation and Autonomy in Language learning” (1988); David Gardner and Lindsay MiUer với “Topics in Self-access”. Ở nước ta, theo tìm hiểu của chúng tôi, những công trình tiêu biểu có liên quan đến tính tự chủ trong học tập của người học có thể kể đến là: “Luận bàn và kinh nghiệm về tự học” của GS. TSKH Nguyễn Cảnh Toàn (1995), một tấm gương sáng về tự học ở nước ta với quan điểm “Học bao giờ cũng gắn với tự học, tự rèn luyện để biến đổi nhân cách của mình”; hay các bài báo “Vì năng lực tự học sáng tạo của h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Kỹ năng thực hành tiếng Sinh viên chuyên ngữ Sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh Học tập tự chủGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
5 trang 231 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 205 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 186 0 0 -
19 trang 164 0 0