Danh mục

Tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật quay phim

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.00 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong mọi cảnh quay quyết định cuối cùng dĩ nhiên thuộc về Đạo diễn, nhưng Đạo diễn chỉ nêu mong muốn tổng thể, quay phim mới là người đưa ra giải pháp thực hiện. Dù phải theo sát nội dung nhưng hình ảnh Điện ảnh vẫn được tạo ra bởi rung động rất riêng của người cầm máy. Những rung động này, ngoài thiên phú, là kết quả của sự gắn bó, đam mê công việc. Quay phim là nghề tiêu biểu cho tính kỹ của Nghệ thuật trong Điện ảnh. Người quay phim bắt đầu công việc ngay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật quay phim NGHỆ THUẬT QUAY PHIM Trong mọi cảnh quay quyết định cuối cùng dĩ nhiên thuộc về Đạo diễn, nhưng Đạo diễn chỉ nêu mong muốn tổng thể, quay phim mới là người đưa ra giải pháp thực hiện. Dù phải theo sát nội dung nhưng hình ảnh Điện ảnh vẫn được tạo ra bởi rung động rất riêng của người cầm máy. Những rung động này, ngoài thiên phú, là kết quả của sự gắn bó, đam mê công việc. Quay phim là nghề tiêu biểu cho tính kỹ của Nghệ thuật trong Điện ảnh. Người quay phim bắt đầu công việc ngay khi có kịch bản. Thông qua các con chữ, người quay phim thả trí tưởng tượng của mình bay bổng cho đến khi chọn cảnh. Trong quá trình chọn cảnh các tưởng tượng trước đó trở nên cụ thể, người quay phim sẽ bắt đầu lao động qua phác thảo trên giấy lẫn trên óc. Cơ chế sáng tác của quay phim dựa trên những thành tố sau: 1.ÁNH SÁNG: Ánh sáng là chất liệu đầu tiên của việc thu hình, là nguyên tắc kỹ thuật – bảo đảm đúng sáng chẳng hạn – nhưng cùng lúc cũng là nơi biểu hiện tâm hồn, phong cách của quay phim: người ưa tương phản, kẻ ưa mượt mà, kẻ sáng trưng, người lung linh mờ ảo. Hiệu quả đặc biệt và thấy rõ ràng nhất trong phim “Mùa Len Trâu” của Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh. Cảnh sông nước buổi bình minh, sông nước buổi chiều và cảnh đêm xuống. Ánh sáng trong phim tạo cho người xem trở về với miền quê của Việt Nam, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mùa nước nổi. Tất cả những hiệu quả đó tuỳ thuộc cách đặt sáng, độ nhạy của phim, chế độ in tráng. Nhưng trên hết, tuỳ thuộc cảm quan người cầm máy. người quay phim kĩ tính luôn phác hoạ sơ đồ đặt sáng trước khi quay, dù mọi toan tính có thể lệch do khách quan thay đổi. Hiệu quả trong Điện ảnh rất mênh mông, đó là ánh sáng thẳng: khi nguồn sáng chính chiếu trực diện vào đối thể. Với ánh sáng này hình ảnh sẽ rõ rệt nhưng không cho hình khối. Đây là cách chiếu sángđơn giản, an toàn, chân phương nhất. nhưng ít nghệ thuật nhất. Sáng ngược: khi nguồn sáng chính nằm sau lưng đối thể, cách chiếu sáng cho độ tương phản rất cao, chi tiết đối thể không rõ, nhưng nổi bật hình khối nhờ các viền sáng ngược. Sáng ven: Là nguồn sáng trung dung giữa 2 cách chiếu sáng kể trên. Sáng ven được dùng nhiều trong Điện ảnh bởi nó cho cảm giác mọng mượt, vừa nổi khối, vừa thấy rõ chi tiết 2. GÓC ĐỘ: Nếu gọi tác phẩm Điện ảnh là “cái nhìn” tri giác của Đạo diễn, thì với quay phim, hình ảnh là hệ quả của “cái nhìn” trực giác. Trong nghệ thuật quay có vài nguyên tắc thể hiện của góc máy: Máy hất lên cho cảm giác thanh thoát, tôn trọng. Bộ phim “Tướng về hưu” Đạo diễn Khắc Lợi. hình ảnh người tướng già đột qụy ở cuối phim trong tư thế nằm nghiêng ở cầu thang, một tư thế bó hẹp về góc máy. Còn máy chúc xuống gây hiệu ứng trái ngược, khi mô tả khách quan máy không thể cao, thấp, xéo, nghiêng…tuỳ thích mà phải tương đương với mắt nhân vật; vhỉ khi máy đại diện cái nhìn chủ quan tác giả thì góc độ mới tự do. Dù sao, góc độ nào đi nữa, một tác phẩm Điện ảnh “đẹp”chỉ là khi nó rung động trái tim người xem. 3.BỐ CỤC HÌNH ẢNH. Bố cục nói chung là sự sắp xếp. Bố cục khung hình điện ảnh là sự sắp xếp các vật thể, bối cảnh, ánh sáng, chuyển động nhân vật, góc độ máy sao cho tổng thể đạt tới sự cân đối – đôi khi là ấn tượng của thị giác. Bố cục được xem là ổn thoảkhi bs6n trong nó không có sự dư thừa, rối rắm. Nhưng một bố cục khung hình đẹp đòi hỏi nhiều thứ khác, trong đó có điểm mạnh. Không như sân khấu, điện ảnh cho phép người quay phim cắt cúp thân thể, vật thể, cho phép những cận cảnh rất chặt. Điều đó- một gương mặt cắt ngang trán, một mái nhà hất cao chẳng hạn – khiến bố cục khung hình điện ảnh trở nên độc đáo, ấn tượng. Khung hình điện ảnh có năm kích cỡ căn bản: đặc tả, cận cảnh, trung cảnh, toàn cảnh, toàn cảnh rộng. Đặc tả khi máy dí sát vào đối tượng để nhận ra một chi tiết. Bố cục điện ảnh hoàn chỉnh là một bố cục không chỉ nhắm tới cái đẹp, cái lạ mà góp phần tạo nên kịch tính. 4. ĐỘNG TÁC MÁY. Có thể nói đặc tính của điện ảnh là chuyển động, điếu đó không có nghĩa máy quay nhất thiết phải luôn luôn xoay trở. Chuyển động điện ảnh bao hàm sự chuyển động của máy, chuyển dịch của các đối thể, chuyển động của nội tâm, tính vận động của toàn câu chuyện. Kỹ thuật chia sự “xê dịch” có hai kiểu chính: Lia (Pan) và Trượt ( Dolly, Travelling). Lia là sự quét máy từ hướng này sang hướng khác, cả chiều ngang lẫn chiều xéo , chiều dọc theo đưởng thẳng. Dolly – hay Travelling là sự đeo bám đối tượng trên m,ặt đất, theo đường thẳng, đường cong hoặc đường tròn. Vì vậy , nhà quay phim tài hoa, bằng sự chuyển dịch ý thức của máy, của ánh sáng sẽ “viết” ra những khuôn hình đẹp. Cái đẹp là đích đến của phim truyện Việt Nam./. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: