Danh mục

Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 2)

Số trang: 287      Loại file: pdf      Dung lượng: 17.05 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (287 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945" tiếp tục trình bày về: Hải Dương trong thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1919 - 1939); phong trào yêu nước và cách mạng ở Hải Dương từ năm 1919 đến năm 1939; Hải Dương trong thời kỳ chuẩn bị và tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám (1939 - 1945);... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 3: Từ năm 1883 đến năm 1945 (Phần 2) LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập III (Từ năm 1883 đến năm 1945) Chương III HẢI DƯƠNG TRONG THỜI KỲ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 - 1939)174 Chương III: HẢI DƯƠNG trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh... I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp(1919 - 1929) Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã gây hậu quả nặng nề chotất cả các nước tham chiến: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương vàhơn 200 tỷ USD bị ngốn vào chi phí quân sự. Chiến tranh cũng tàn phá hàngloạt nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông, nhà cửa, trường học. Các nước bạitrận là Đức, Áo, Hunggari bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, lại phải đốiphó với phong trào cách mạng vô sản đang dâng cao. Các cường quốc tư bảnchâu Âu thuộc khối Hiệp ước tuy thắng trận nhưng lâm vào tình trạng suykiệt tài chính. Trong cuộc chiến này, Mỹ và Nhật Bản vừa không bị chiếntranh tàn phá, nên tranh thủ cơ hội tích lũy tư bản để vượt qua các cườngquốc ở châu Âu. Nước Pháp bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất với tư thế là nướcthắng trận, được hưởng nhiều quyền lợi từ Hòa ước Versailles: Thu hồi vùngAlsace và Lorraine bị Đức chiếm năm 1870, củng cố chế độ bảo hộ ở Marốc,được nhận bồi thường chiến tranh từ Đức... Nhưng thực tế, Pháp vẫn là nướcbị thiệt hại nặng nề về tất cả các phương diện quân sự, kết cấu hạ tầng, kinhtế và tài chính. Về quân sự, trong chiến tranh Pháp phải hứng chịu gần như toàn bộ chiếnsự diễn ra ở phía tây và một mình đương đầu với hơn 50% quân đội Đức (35 trongsố 69 sư đoàn). Pháp là một cường quốc về quân sự trên thế giới, nhưng phải trảmột giá đắt bởi hơn 1,3 triệu người chết, hơn 740.000 người bị thương1. Sự thiệt hại về kết cấu hạ tầng của Pháp cũng nặng nề hơn các nướckhác, từ nhà cửa, đường sá đến nhà máy, mỏ khoáng sản, đất sản xuất nôngnghiệp. Tất cả những điều này làm cho nền kinh tế Pháp bị xáo trộn nghiêmtrọng: lương thực bị thiếu hụt, sản xuất công nghiệp bị đình trệ. Năm 1919, 1. Xem Morlat, Patrice: Indochine années vingts: Le Balcon de la France sur lePacifique, Les Indes Savantes, Paris, p.19. 175 LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập III (Từ năm 1883 đến năm 1945)sản lượng ngành nông nghiệp và công nghiệp chỉ bằng 45% so với năm 19131.Chiến tranh kéo dài, Pháp phải nhập ngày càng nhiều vật phẩm mà trongnước không thể sản xuất hoặc không thể tự cấp được nữa. Sự sụt giảm của nền sản xuất, tình trạng nhập siêu khiến nước Pháp trởthành một con nợ lớn với số nợ ngày càng tăng lên, trước hết là Mỹ với gần4 tỷ USD, tiếp đến là Anh với khoảng 3 tỷ USD, còn các nước khác gồm3,5 tỷ USD2. Số nợ quốc gia của Pháp năm 1920 lên tới 300 tỷ francs3. Trongkhi các nguồn ngân sách thu không đủ bù chi thì Chính phủ Pháp phải trangtrải nợ nần cho các nước Đồng minh như: Bỉ, Xécbia, Hy Lạp, Môntênêgrô,Nga. Đến giai đoạn cuối chiến tranh, tổng số tiền mà Pháp cho các nước Đồngminh vay là 7,5 tỷ francs, trong đó 3,5 tỷ francs cho nước Nga Sa hoàng vay đãbị chính quyền Xôviết tuyên bố xóa nợ sau Cách mạng Tháng Mười4. Tất cả các yếu tố trên khiến nước Pháp đứng trước sự thiếu hụt về ngânkhố và tình trạng mất cân bằng về thu chi. Năm 1920, nước Pháp cần có 39,6 tỷfrancs để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu quốc gia thì ngân sách chỉ thu được22,6 tỷ francs (thiếu 17,1 tỷ francs)5. Lẽ ra, Pháp có thể dùng số tiền được bồithường chiến tranh từ Đức để bù vào ngân sách, nhưng Đức lại không chịu trảvà thực tế cũng không thể trả do nền kinh tế nước này đã hoàn toàn bị sụp đổ6. Để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế,Chính phủ Pháp một mặt ra sức thúc đẩy sản xuất trong nước, mặt khác tăngcường khai thác và bóc lột thuộc địa, trước hết là ở Đông Dương và châu Phi. 1. Xem Tạ Thị Thúy (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930, Nxb. Khoa học xã hội,Hà Nội, t.8, tr.22. 2. Xem Agulhon M., Noushi A., Schor R.: La France de 1914 de 1940, Ibid, p.159. 3. Xem Đinh Xuân Lâm (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam, Sđd, t.II, tr.211. 4. Xem Morlat, Patrice: Indochine années vingts: Le Balcon de la France sur lePacifique, Ibid, p.17. 5. Xem Nguyễn Văn Khánh: Việt Nam 1919 - 1930: Thời kỳ tìm tòi và định hướng,Sđd, tr.11. 6. Một cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trầm trọng ở Pháp, giá trị đồng francs so vớicác đồng tiền ngoại tệ ngày càng giảm, nhất là so với đồng dollar Mỹ và đồng sterling củaAnh. Khoảng từ năm 1919 đến năm 1926, đồng francs giảm giá khoảng 4 lần so với đồngsterling Anh và đồng dollar Mỹ. Đồng francs mất giá càng làm cho giá sinh hoạt tăng cao,ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân Pháp và sự phát triển k ...

Tài liệu được xem nhiều: