Danh mục

tìm hiểu phong tục thờ cúng của người việt ứng dụng trong cuộc sống và kinh doanh: phần 2

Số trang: 210      Loại file: pdf      Dung lượng: 16.56 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (210 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

sau đây là phần 2 của cuốn sách. phần 2 cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về tục lệ thờ cúng đặc sắc của ba miền, tục thờ thần tài trong giới kinh doanh buôn bán và một số văn khấn thường dùng trong tín ngưỡng thờ cúng nói chung. Đồng thời, những kiến thức trong cuốn sách có thể ứng dụng vào trong các hoạt động cụ thể thường nhật của mình, nhằm hướng tới và đạt được những điều tốt đẹp nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
tìm hiểu phong tục thờ cúng của người việt ứng dụng trong cuộc sống và kinh doanh: phần 2 vào đất. Sau khi đặt thi thể người chết vào quan tài, phủ đất kín. Đậy nắp quan tài cũng phải coi giờ tốt. Dùng dây mây hoặc tre dài làm dây néo ô hai đầu quan tài thật chắc hơi trong quan tài mạnh có thể làm bật nắp quan tài. Quan tài đặt trên hai ghế ngắn để cho vững chắc. Chân ghế có cột vải tẩm dầu hỏa để phòng ngừa kiến leo lên. Dưới quan tài đặt một đĩa đèn dầu phụng thắp sáng ngày đêm, mục địch hơi dầu phụng thơm, xông lên đánh tan mùi tử khí. Vì vậy, lúc bốc mộ dùng dầu phụng bôi vào mũi tay chân tránh được mùi xú uế, mùi tử khí. Các thứ dầu nhị thiên đường, dầu thêm đến mức nào cũng không ngăn được loại mùi chết đó!... Ngoài hòm trang trí các hoa văn, cánh sen hoặc sơn phết cho đẹp, còn phủ lên trên hòm vải trắng có “đăng tên”, bấy giờ hòm gọi là linh cữu. Trước linh cữu có bàn soạn thiết trí linh vị có ảnh, chúng ta thường gọi là linh sàn. Trước linh sàn, đôi khi có nhà đặt bàn Phật, có nhà lập bàn Phật xây qua hướng khác. Người chết là nam, tổng số chữ viết trên triện chia cho 4, còn lẻ ba (quỹ, khóc, linh). Người chết là nữ, chữ trên triện chia cho 4 là chẵn (quỹ, khóc, linh, thính). Viết xong treo trước quan tài. Không có lá triện là “ma chết không triện” nên phải có. Đám ma ỏ làng, nhà giàu thường mời thầy chùa, thầy pháp, nếu không, nhờ khuông hội Phật giáo làng cúng kiến tụng kinh. Chương trình tang lễ được đặt ra tùy theo xem được ngày giờ chôn cất. Nếu không coi ngày giờ, nội trong ba ngày là phải chôn cất: “Tam nhật nội chi nội bất khán lịch nhật”. Người chết gặp lúc cận Tết phải chôn cất vào ngày 30 tháng Chạp, không được để sang năm mới. Sau khi khâm liệm xong, trang hoàng nhà cửa tươm tất rồi làm lễ thành thục. Lễ thành thục là lễ chịu tang, con cháu nội ngoại, dâu, rễ, chắt chiu họp lại bịt khăn tang. Ai cũng dùng sắc phục màu trắng, riêng chắt nội mặc áo và bịt khăn màu đỏ, chắt ngoại mặc áo và bịt khăn màu vàng. Lễ thành phục xong, con trai, cháu nội đích tôn đội mũ rơm, chống gậy tre nếu ông nội hoặc cha mất, gậy vông nếu bà nội hoặc mẹ mất. Phụ nữ là con, vỢ, dâu trùm vải lên đầu gọi là mũ mấn. Ngồi quanh bên quan tài không được lớn tiếng và ngồi ăn uống với khách đến viếng thăm, chỉ được phép đứng. Trước lúc làm lễ thành phục phải có cau trầu rượu thưa chuyện và mời một vị làm chấp lệnh nội thường là các vị trưỏng Họ, Phái. Nếu gia đình neo đơn phải mượn người lớn tuổi quen biết, ông chấp lệnh là người điều hành tang lễ trong suốt thời gian tang chế. Mọi người trong hàng tang chủ phải tuyệt đối chấp hành, trình bày với “quan” chấp lệnh vì “tang gia bối rối” nên không sáng suốt để điều hành công việc. Tập quán làng hễ có người qua đời, việc dầu tiên là đến thăm hỏi, sau dó ngày khác phúng điếu. Lễ vật cúng điếu là hương và tiền. Đây là nghĩa vụ của người dân hương thôn gọi là “thù tạc vãng lai”. Nếu là sui gia, họ, phái, tổ chức tập thể phải có thêm mâm cau trầu rượu. Lệnh kiểng để làm lễ có phân loại: - Ba hồi lệnh và ba dùi tiếng dành cho các đơn vị lớn hơn như Làng, Họ, Phái, 242 Xóm . - Một hồi lệnh và ba dùi tiếng dành cho thông gia hoặc ai có mârh cau trầu rượu. - Ba dùi tiếng là tình làng nghĩa xóm. Nghe tiếng lệnh là phân biệt được ai đang phúng điếu. Trước ngày đưa đám có lễ cúng như: Yết cáo từ đường là trình với tổ tiên ngày mai đến ỏ chỗ mới, triêu điện là lễ buổi sáng, tịch điện là lễ buổi tối. Đêm trước ngày mai đưa linh cữu về nơi an nghỉ cuối cùng có lễ nhiễu quan. Lễ nhiễu quan là lễ đi quanh hòm, để tỏ sự luyến tiếc lần cuối đối với người chết. Lễ cáo đạo lộ là lễ trình xin đường với thẩn giữ đường ngày mai đưa đám, đặt bàn có hương hoa và cáo ỏ đường lộ gần nhà lễ này cáo ban đêm, chủ lễ là người không bịt khăn tang. Sáng ngày di quan có lễ khiển điện và lễ triệt linh sàng. Âm công Trước vài ngày, tang quyền lên danh sách mời một số trỢ tang để đưa linh cữu ra đồng (nghĩa trang). Bộ phận trỢ tang này gồm rất nhiều người: 1 “quan” Chấp lệnh ngoại. 1 “quan” Quản áp (cai giang). 1 ông giàn đổ thứ (người phân công việc). 4 vị đầu roi. 50 âm công. Nếu có nhiều trướng liễn, lẵng hoa, vòng hoa... phúng điếu, số người tăng lên, tổng cộng gần cả trăm người. Những vị này có thể nhờ những người trong họ, phái và bà con xóm giềng. Lệ làng không nhận thù lao. Thông thường tang quyền dù giàu hay nghèo đểu có tổ chức ăn uống. Có thể dùng bữa trước khi di quan hoặc sau khi chôn cất xong. Sau khi chôn cất xong, về nhà làm lễ “phản khóc” là công việc đã xong, có thể ăn uống giải lao. Giàn đám Trước một ngày đưa đám, mọi người tập trung làm mọi công việc. Cánh đàn ông đi khuân vác giàn đám về kết. Giàn đám làm bằng gỗ tốt, có hai đòn bông to dài, đà chịu lực, nhiều xà và một khung gỗ hình chữ nhật, trang hoàng lộng lẫy để che quan tài. Quan tài được đặt bàn chính giữa bàn đám, chung quanh gồm 8 hoặc 10 bụp chỗ âm công gánh. Người trước cách người sau nửa bước chân, nên khi gánh đám không thể đi nhanh vì sỢ vấp chân người trước. Vì vậy phải đi chậm rãi ...

Tài liệu được xem nhiều: