Danh mục

Tìm hiểu quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2

Số trang: 274      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.70 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn sách "Quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI" tiếp tục trình bày những nội dung về: quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI; quan hệ Việt Nam - Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI; quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI; quan hệ Việt Nam - Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 2 Chương 4 QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI I. KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TRƯỚC NĂM 2001 Kế thừa quan hệ Việt Nam - Liên Xô hữu nghị truyền thống trước đây trong hoàn cảnh lịch sử mới, trước hết là sự đảo lộn thể chế chính trị Nga, tính chất mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã thay đổi sâu sắc. Chịu sự chi phối của những biến động trong tình hình mỗi nước và các nhân tố quốc tế, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 1991 đến trước khi xác lập quan hệ đối tác chiến lược (tháng 3/2001) có thể chia làm ba giai đoạn chủ yếu với những nét đặc trưng riêng biệt. 1. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn cuối 1991-1993 Đặc trưng nổi bật nhất của quan hệ Việt - Nga giai đoạn này là tình trạng trì trệ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, mặc dù hai bên đã bước đầu nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ. Sự kiện Liên Xô tan rã đã tạo ra khoảng trống, hẫng hụt lớn và đột ngột đối với quan hệ Việt - Nga. Cả hai bên, do nhiều lý do khác nhau, đều thực sự tỏ ra lúng túng trong việc tìm phương án khả thi để duy trì mối quan hệ bình thường. Trong tư duy của Ban Lãnh đạo Nga lúc đó, Việt Nam không còn vị trí như trong quan hệ Xô - Việt. 215 Nga tiếp tục giảm sự có mặt tại Việt Nam thông qua việc triệt thoái gần như toàn bộ lực lượng quân sự ở Cam Ranh và rút dần số lượng các chuyên gia, kỹ thuật viên đang làm việc trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Khối lượng buôn bán Việt - Nga giảm sút rõ rệt, năm 1992 kim ngạch thương mại hai nước chỉ còn gần 10% so với năm 1990, năm 1993 đạt 135,4 triệu USD, năm 1994 đạt 90,2 triệu USD1. Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn rất lớn do Nga hạn chế cung cấp các mặt hàng thiết yếu như các nguyên - nhiên liệu, vật liệu, thiết bị máy móc và phụ tùng thay thế cho các cơ sở kinh tế được Liên Xô giúp xây dựng. Các mặt hàng hóa như: rau quả, thực phẩm, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ và công nghiệp nhẹ... vốn luôn chiếm trên 50% kim ngạch của Việt Nam sang Liên Xô đã bị thu hẹp mạnh trên thị trường Nga. Trước tình hình đó, Việt Nam buộc phải nhanh chóng tìm kiếm các đối tác mới từ khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Tây Âu,... Việc xác lập và củng cố được chỗ đứng trên các thị trường mới, về khách quan đã làm giảm mối quan tâm của các đối tác Việt Nam nhằm nối lại và vực dậy quan hệ kinh tế với Nga. Các đối tác nước ngoài cũng tranh thủ lấp khoảng thiếu hụt do các nguồn cung từ Nga bị suy giảm, củng cố thế đứng trên thị trường Việt Nam. Ngoài quan hệ kinh tế, các mối quan hệ khác giữa hai nước cũng chỉ được xúc tiến ở mức thấp và nhiều khi mang tính hình thức. Trên diễn đàn quốc tế, sự phối hợp các nỗ lực ngoại giao và việc tham khảo quan điểm lẫn nhau về các vấn đề quốc tế và khu vực cũng bị gián đoạn và ngưng trệ. Một số thế lực thù địch chống Việt Nam lợi dụng địa bàn Nga hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” với Việt Nam, kích động gây chia rẽ cộng đồng người Việt tại Nga... 1. Tổng cục Thống kê: Tư liệu kinh tế bảy nước thành viên ASEAN, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1996, tr.431. 216 Có hàng loạt nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của quan hệ Việt - Nga trong giai đoạn này, nhưng nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất bắt nguồn từ việc xác định lại hệ thống lợi ích chiến lược quốc gia của mỗi bên trong bối cảnh mới. Bên cạnh việc lãnh đạo Nga cố gắng nhanh chóng đoạn tuyệt với con đường hơn bảy thập kỷ xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì do những khó khăn chồng chất trong nước, Nga không muốn và cũng không thể duy trì quan hệ mật thiết với các “đồng minh” của Liên Xô trước đây, trong đó có Việt Nam. Chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn này tập trung chủ yếu vào phát triển quan hệ với phương Tây. Đối với Việt Nam lúc đó, hướng ưu tiên hàng đầu về đối ngoại là tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực. Mặt khác, trong quan hệ Việt - Nga, còn tồn tại nhiều hạn chế trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Hai bên chưa xác lập được các cơ cấu và cơ chế mới thích hợp: từ phương thức thanh toán, các biện pháp hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên, giải quyết vấn đề nợ đến việc xác lập nền tảng pháp lý cho quan hệ mới. Tuy vậy, ngay ở giai đoạn này, cả Việt Nam và Nga đều đã nhận thấy sự bất cập và bất lợi do mối quan hệ bị ngưng trệ. Cho nên, những nỗ lực đầu tiên từ hai phía nhằm khôi phục quan hệ đã bắt đầu xuất hiện. Hội nghị Trung ương 3 khóa VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1992) đã đề cập phương hướng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có Nga. Đây là chủ trương rất kịp thời và đúng đắn, có giá trị định hướng cho quan hệ của Việt Nam với Nga trong tình hình mới. Tiếp sau chuyến thăm Nga của Phó Thủ tướng Trần Đức Lương năm 1992, cuối tháng 7/1992, Phó Thủ tướng Nga Makharadze sang thăm Việt Nam và chuyển thư của Tổng thống B.Yeltsin gửi Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhấn ...

Tài liệu được xem nhiều: