Danh mục

TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.14 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên khoa học:Cornus cervi Parvum. Họ CervidaeMô tả:Lộc nhung là nhung (sừng non) của hươu đực (Lộc) [Cervus Nippon Temminck] hoặc con nai (Mê) [Cervus Unicolor Cuv.] được chế biến thành. Hai loại hươu và nai đều thuộc ngành động vật có xương sống (Vertebrata), lớp có vú (Mamalia), bộ Quốc chẵn (Arliodactyla), họ Hươu (Cervidae).Sừng non khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm. Mặt ngoài phủ đầy lông tơ mầu nâu nhạt, trong chứa rất nhiều mạch máu.Sừng non mềm và sờ mịn như nhung (vì vậy gọi là Lộc nhung).Thu hái: Chỉ có hươu đực mới có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 1) TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 1) Tên khoa học:Cornus cervi Parvum. Họ Cervidae Mô tả: Lộc nhung là nhung (sừng non) của hươu đực (Lộc) [Cervus NipponTemminck] hoặc con nai (Mê) [Cervus Unicolor Cuv.] được chế biến thành. Hai loại hươu và nai đều thuộc ngành động vật có xương sống(Vertebrata), lớp có vú (Mamalia), bộ Quốc chẵn (Arliodactyla), họ Hươu(Cervidae). Sừng non khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm. Mặt ngoài phủ đầy lông tơ mầu nâu nhạt, trong chứa rất nhiều mạch máu. Sừng non mềm và sờ mịn như nhung (vì vậy gọi là Lộc nhung). Thu hái: Chỉ có hươu đực mới có sừng. Từ 2 tuổi trở đi, hươu nai đực bắt đầu có sừng nhưng phải từ 3 tuổi trở đisừng hoặc nhung mới tốt và mới thu hoạch được . Hàng năm vào cuối mùa hạ, sừng hươu nai cũ sẽ rụng đi và vào mùa xuânnăm sau sẽ mọc lại sừng khác. * Có loại hươu nai cho 2 lần nhung 1 năm. Lần cắt nhung thứ nhất tiến hành 40 - 50 ngày sau tiết thanh minh(khoảng tháng 2-3 âm lịch). Lần thứ 2 khoảng 50 - 60 ngày sau lần cắt thứ nhất ( trước hoặc saungày lập thu - tháng 5-6). Phần dùng làm thuốc: Lộc non của sừng. Bào chế: + Dùng dây trói hươu, treo cao khỏi mặt đất. Dùng cưa, cưa thật nhanhvào gần sát đế sừng. Nhặt bỏ các chất bẩn bao quanh nhung đi, sau đó, lấy dâybuộc chặt phần đầu cưa lại. Cho đầu nhung cắt vào nồi nước sôi 3-4 lần , mỗilần 15-20 phút, đến khi có bọt ở miệng cắt và nhung có mùi lòng đỏ trứng gàluộc chín thì thôi. Thường khoảng 2-3 giờ. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Ngày hômsau lại làm như vậy. Sấy ở nhiệt độ 70-80oC trong vòng 2-3 giờ rồi lấy ra. Làmnhư vậy 2-3 lần cho thật khô là được (Trung Dược Đại Từ Điển). + Đốt cháy lông tơ, lấy mảnh thủy tinh cạo sạch rồi tẩm rượu nóng chomềm, thái thành từng phiến, phơi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Cưa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3cm. Nhung cắt được cần chế biếnngay vì với máu và chất thịt để lâu có thể bị thối rữa và có giòi bọ. Đem cặpnhung ngâm vào rượu 1 đêm. Khi ngâm chú ý để chỗ cắt lên trên cho chất tốttrong nhung không ra hết vào rượu. Hôm sau, rang cát cho vừa, đổ vào 1 cái ống,ở giữa để cặp nhung (để chỗ cắt lên phía trên). Khi cát nguội lại đổ ra thay cátmới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhúng nhung vào rượu cho rượuthấm vào. Làm như vậy cho đến khi sừng khô. Cất đi để dùng. Hoặc chỉ tẩmrượu vào nhung rồi sấy khô. Khô rồi lại tẩm rượu và lại sấy khô cho đến khinhung khô kiệt là được. Việc chế biến đòi hỏi khoảng 2-3 ngày. Một cặp nhungnặng 800g khi khô chỉ còn chừng 250g. Tuy nhiên khi chế biến nếu không cẩnthận nhung có thể bị nứt, máu chảy ra hết, giá trị làm thuốc sẽ giảm (Những CâyThuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Hiện nay sau khi thu hoạch phòng khám chúng tôi bảo quản lạnh ởnhiệt độ -25 độ C chất lượng đảm bảo hơn các cánh chế biến như trên rất nhiều Thành phần hóa học: Trong Lộc nhung có đến 25 loại Acid Amin, Calci Phosphat, CalciCarborat, chất keo, Oestrogen, Testosteron và 26 loại nguyên tố vi lượng nhưCu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban, Kiềm... (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc ViệtNam). + Pavelenco (Liên xô) lấy từ nhung các loại hươu nai ở Xiberi 1 số chấtnội tiết gọi là ‘Lộc Nhung Tinh’ (Pantocrin), rồi chế thành thuốc uống hoặctiêm mang tên Pantocrin (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Glycine, Lysine, Arginine, Aspartic acid, Glutamic acid, Proline,Alanine, Leucine (Phạm Ngọc Lâm, Trung Thảo Dược Thông Báo 1979, (8): 4). + Cholesteryl myristate, Cholesteryl oleate, Cholesteryl palmitate,Cholesteryl stearate, p-Hydroxybenzaldehyde, Cholesterol, Cholest-5-en-3b-ol-7-one (Hattori M và cộng sự, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Ban] 1989, 43 (2):173). + Sphingomyelin, Ganglioside (Phan Lân Sĩ, Phúc Kiến Y Dược Tạp Chí,1980, 2: 64). + Estradiol (Kim Thuận Đơn, Thụ Sản Khoa Học Thực Nghiệm 1979, (4):24). ...

Tài liệu được xem nhiều: