Tham khảo: " Mã lộc tủy (tủy của hươu) hoặc Mai hoa lộc tủy: trị nam giới và nữ tử bị thường trung tuyệt mạch, gân cơ đau cấp, ho nghịch [dùng rượu hòa uống](Danh Y Biệt Lục). + Ngọc hành và tinh hoàn của hươu đực có tác dụng bổ trung, yên ngũ tạng, tráng dương khí, ngâm rượu hoặc nấu cháo gạo mà ăn. Chủ trị chứng lưng đau, Thận hư, tai ù, liệt dương, tử cung lạnh, vô sinh." (Danh Y Biệt Lục).+ Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng người, nấu, chưng, sấy khô,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 3) TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 3) Tham khảo: + Mã lộc tủy (tủy của hươu) hoặc Mai hoa lộc tủy: trị nam giới và nữ tửbị thường trung tuyệt mạch, gân cơ đau cấp, ho nghịch [dùng rượu hòauống](Danh Y Biệt Lục). + Ngọc hành và tinh hoàn của hươu đực có tác dụng bổ trung, yên ngũtạng, tráng dương khí, ngâm rượu hoặc nấu cháo gạo mà ăn. Chủ trị chứng lưngđau, Thận hư, tai ù, liệt dương, tử cung lạnh, vô sinh. (Danh Y Biệt Lục). + Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng người, nấu, chưng, sấy khô, ngâmrượu uống đều tốt (Bản Thảo Cương Mục). + Lộc huyết: đại bổ hư tổn, ích khí huyết, giải ôn độc, dược độc, dùng tốtđối với các chứng hư tổn, lưng đau, hồi hộp, mất ngủ, phế nuy, thổ huyết, băngtrung, đái hạ (Bản Thảo Cương Mục). + Lấy não và tủy sống của Lộc nấu thành cao, mỗi ngày dùng 40g, thêmmật 80g, luyện đều, cho vào hũ sành bịt kín, dùng làm thuốc tư bổ rất tốt (BảnThảo Cương Mục). + Lộc Thai bổ dưỡng chân khí (thiên chân) là thuốc tốt để tư ích thiếuhỏa. Thuốc bổ hạ nguyên, điều kinh, sinh con, tư huyết hư, tinh tổn, băng lậu,đới hạ, cho vào thuốc hoàn tán hoặc nấu cao uống (Bản Thảo Tân Biên). + Tính con Hươu dâm mà không suy yếu, sưng của nó chưa đầy vài thángđã lớn và dài nặng đến một hai chục cân, sinh trưởng lạ lùng, không có cái gìhơn nó. Vì tính nó nhiệt, sinh hóa không ngừng, khí hóa không đông đặc, chonên nó có tác dụng bổ thận rất tốt (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Lộc nhung là vị thuốc cốt yếu để bổ huyết cũ, sinh huyết mới (DượcPhẩm Vậng Yếu). + Những loại thuốc trợ dương khác phần nhiều là táo nhưng Lộc nhungmạnh mà không táo. Những vị thuốc hành khí phần nhiều là tán, Lộc nhung bốclên nhưng không tán. Những vị thuốc hành huyết khác phần nhiều là công, Lộc nhung bổ màkhông công. Là thứ huyết nhục hữu tình, dùng để chữa hư tổn, gầy ốm hay hơncác loại thuốc khác. Toàn bộ tinh khí của hươu ở cả nơi sừng, dưới gốc sừng liền với mạchĐốc, sừng hươu là loại sừng lớn nhất trong các loại thú, vì vậy có thể biết rằngmạch Đốc của hươu rất thịnh, có thể bổ được mạch Đốc của cơ thể con người .Mạch Đốc thông với Thận, lại ích được Thận. Trong sừng đều có máu xuyên suốt, mạch Xung là bể của huyết (huyếthải), vì vậy có thể bổ dưỡng được mạch Xung. Mạch Đốc và mạch Xung cả 2đều được bổ như vậy là bổ cả khí lẫn huyết. Sừng hươu tính ôn, vì vậy càng trợ dương, là 1 vật gồm nhiều công năngđặc thù. Lộc nhung là sừng non mới mọc của hươu, công hiệu bổ dương íchhuyết rất lớn. Lộc giác là sừng gìa của hươu đã trưởng thành, có tác dụng bổ dương íchkhí, bồi thêm tinh tủy nhưng hơi kém Lộc nhung. Lộc giác giao là sừng hươucưa cắt từng tấc một, cho nước vào nấu lên, cô lại, nhỏ thành giọt tròn đông lạilà được, là thuốc ôn bổ tinh huyết. Lộc giác sương là sừng hươu cưa cắt thành từng tấc một, cho vào hũ nhỏ,đổ nước và rượu vào, lấy chậu đậy lại, đắp bùn kín rồi đặt vào trong đống cám,đốt lên để nung cho sừng mềm ra, lấy dao tre cạo sạch lớp sương trắng đọng lạitrên miếng sừng . Tinh huyết bị thiếu mà có thể hấp thu được chất béo bổ thì dùng loại cao,nếu chỉ có dương hư mà không hấp thụ được tư bổ thì dùng loại sương trắng(Lộc giác sương). Gân hươu thì bổ gân cốt, ích khí lực. Thịt hươu chủ về bổtrung, ôn khí huyết (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Dùng Lộc nhung trị xương gẫy giúp cho xương mau liền. Trường hợpmụn nhọt lở loét, dùng Lộc nhung có tác dụng làm lành chỗ loét (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược).