Danh mục

Tìm hiểu Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Phần 2

Số trang: 239      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.98 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (239 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: sự suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học; dòng năng lượng trong hệ sinh thái nhân văn; thông tin trong hệ sinh thái nhân văn; hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp; hệ sinh thái nhân văn đô thị;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Phần 2Chương VICON NGƯỜI VÀ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC Trên đây đã đề cập đến tài nguyên đất và sự suy thoái tàinguyên đất của sinh quyển dưới tác động của con người. Có hai dạngtài nguyên cơ bản: tài nguyên tái tạo bao gồm các tài nguyên sinh vậtvà tài nguyên không tái tạo như sắt, than đá, và các khoáng sản khác.Tuy nhiên, cũng có một số tài nguyên sinh vật không có khả năng táitạo, khi bị tác động quá mức. Ví dụ như rừng khi bị chặt phá, đất bịxói mòn trơ sỏi đá làm cho rừng không phục hồi lại được. Trong nộidung phần này đề cập đến tài nguyên sinh vật - tài nguyên đa dạngsinh học và tác động của con người lên đa dạng sinh học.Khái quát về Công ước Đa dạng sinh học Ngày 22/05/1992, các quốc gia trên thế giới đã thông qua mộtcông ước toàn cầu về đa dạng sinh học (ĐDSH) tại Nairobi. Cũngnăm đó, vào ngày 05/06/1992, Hội thảo về môi trường và phát triểncủa Liên hợp quốc tổ chức tại Rio de Janeiro, được coi như “cuộc họpthượng đỉnh của trái đất”, đã công bố Công ước ĐDSH. Hơn 180chính phủ ký vào công ước này, nhận trách nhiệm bảo tồn ĐDSH, sửdụng tài nguyên sinh học một cách bền vững và cùng chia sẻ côngbằng lợi ích thu được từ đó. Khoảng 18 tháng sau, vào ngày29/12/1993, Công ước có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên mà đa dạngsinh học được xem xét một cách toàn diện mà cũng là lần đầu tiên đadạng gen được đề cập một cách đặc biệt trong một hiệp định toàncầu. Có thể tóm lược những vấn đề chính của công ước như sau:110 SINH THÁI NHÂN VĂN & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChủ quyền quốc gia và mối quan tâm chung của loài người Đây là lần đầu tiên bảo tồn đa dạng sinh học được xem xét trongmối quan tâm chung của loài người. “Mối quan tâm chung” ở đây ýnói về một trách nhiệm chung, căn cứ vào tầm quan trọng to lớn củanó đối với cộng đồng quốc tế một cách tổng thể. Tuy nhiên, phần lớnđa dạng sinh học nằm ở những khu vực thuộc chủ quyền quốc gia. Vìvậy, chủ quyền tối cao là của các quốc gia đối với nguồn tài nguyênĐDSH của họ; các quốc gia có quyền khai thác nguồn tài nguyênnước mình theo chính sách và pháp luật về môi trường của họ. Mặcdù thế, chủ quyền quốc gia sẽ được cân bằng lại do những nghĩa vụxuất phát từ cả chủ quyền tối cao của mỗi nước và còn là mối quantâm chung của cả cộng đồng quốc tế. Cho nên, các quốc gia có tráchnhiệm bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học một cách bền vững.Bảo tồn và sử dụng bền vững Công ước nhấn mạnh các nghĩa vụ cần phải đạt được liên quanđến bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững các thành phần của nó.Công ước đưa ra các nghĩa vụ để phát triển các chiến lược và kếhoạch quốc gia, thống nhất công tác bảo tồn và sử dụng bền vữngĐDSH vào những kế hoạch, chương trình, chính sách thích hợp cũngnhư quá trình hoạch định chính sách. Dựa vào kết quả nghiên cứukhoa học, xác định các thành phần quan trọng của ĐDSH và nhữngvấn đề ưu tiên cần có các biện pháp bảo tồn đặc biệt hay sử dụng bềnvững. Quan trắc và xác định các tiến trình, hoạt động có thể tác độngbất lợi đến bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH. Vấn đề bảo tồn nguyên vị được nhấn mạnh, và có các biện phápthiết lập hệ thống các khu bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái đang bịsuy thoái, phục hồi các loài đang bị đe dọa, bảo vệ các nơi cư trú, duytrì quần thể các loài còn sống sót trong môi trường tự nhiên. Tuynhiên, cũng cần quan tâm đến biện pháp bảo tồn chuyển vị, để bốsung cho bảo tồn nguyên vị. Công ước cũng xác định vai trò của các cộng đồng bản địa vàtầm quan trong của tri thức bản địa trong công tác bảo tồn cũng nhưChương VI. CON NGƯỜI VÀ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC 111sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH và các yêu cầu nghiên cứu, đàotạo, giáo dục, nâng cao kiến thức cho cộng đồng để có thể sử dụngcông nghệ, đánh giá tác động và những biện pháp ngẫu nhiên trongtrường hợp khẩn cấp cũng như hỗ trợ hoạch định chính sách quốcgia. Những nghĩa vụ trên có 4 điểm chính: - Thứ nhất, công ước đưa ra sự khác biệt nhưng không hề mâuthuẫn giữa bảo tồn và sử dụng bền vững. Mặc dù thuật ngữ bảo tồncòn có phần chưa sáng rõ nhưng công ước đã thừa nhận suy nghĩ vềbảo tồn hiện đại. Công ước không chỉ thừa nhận một cách nhất quánrằng sử dụng bền vững đóng vai trò tiên quyết trong sự bảo tồnĐDSH, mà còn chấp nhận yêu cầu chăm sóc và xử lý đặc biệt đối vớimột số thành phần nhất định của chúng. Vì vậy, các điều khoản bảotồn và sử dụng bền vững phản ảnh toàn bộ phương pháp cần thiết đểthực hiện mục đích của Công ước. - Thứ hai, các nghĩa vụ thường liên quan đến các nguồn tàinguyên sinh học cụ thể chứ không phải là sự đa dạng chung chung.Bảo tồn ĐDSH trên trái đất chỉ có thể đạt được khi thực hiện thànhcông hàng loạt những nghĩa vụ toàn diện về các mức độ khác nhau:gen, loài và hệ sinh thái. Việc tiếp cận toàn diện này, dựa vào bảnchất của ĐDSH làm cho công ước trở nên quan trọng đối với tất cảcác quốc gia, không chỉ với các quốc gia giàu ĐDSH mà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: