Danh mục

Tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 103      Loại file: docx      Dung lượng: 281.55 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (103 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai sở giao dịch là 2 công ty TNHH thuộc sở hữu của nhà nước. Ủy ban chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính nên có rất ít quyền hạn. Không như ở Mỹ, trong đó các sở giao dịch của nó thành lập dưới hình thức là các công ty cổ phần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam Phần 1: Thị trường chứng khoán Việt Nam. I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. 1. Nguyên nhân hình thành. - Quá trình đổi mới nền kinh tế diễn ra nhanh chóng, nhu cầu vốn cho sự phát triển là rất lớn, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh chóng (Cổ phần mỗi năm phải huy động vào khoảng 5%GDP, vay trong nước khoảng 3%GDP). Trong khi đó l ượng vốn huy động được không đáp ứng được nhu cầu cần thiết, hệ thống ngân hàng đã quá tải. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tìm 1 nguồn huy động vốn lớn. Nếu không có chiến lược phát triển phù hợp, thị trường tài chính sẽ tự phát hình thành xuất phát từ như cầu về vốn đầu tư của nền kinh tế. Vậy thay vì việc để nó tự phát thì tại sao chúng ta không t ự tay thành lập nên. Thị trường chứng khoán sẽ tạo ra kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp - Việc hình thành thị trường chứng khoán sẽ giúp nhà nhà đầu tư có thêm một kênh đ ầu t ư tạo ra lợi nhuận. - Thị trường chứng khoán là cơ sở, “phong vũ biểu” đánh giá nền kinh tế cũng như năng lực doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát của thị trường, các cổ đông. - Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhưng chủ y ếu ở dưới hình th ức đ ầu t ư trực tiếp. Quy mô các dự án đầu tư ngày càng tăng, số lượng dự án ngày càng nhiều do đó cần 1 sân chơi mới và hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là việc có được một thị trường tài chính hiệu quả và năng động. Cụ thể hơn đó chính là thị trường chứng khoán.  Đặt ra vấn đề là hình thành nên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, việc thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có không ít khó khăn: - Chưa có thể chế thị trường hoàn chỉnh. - Chưa hình thành văn hóa chứng khoán. • Các doanh nghiệp không muốn minh bạch, không muốn công bố thông tin về lợi nhuận, lãi lỗ hàng năm. Tính minh bạch trong kinh doanh chưa được quản lý chặt, nhiều doanh nghiệp hoạt động yếu kém, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. • Ỷ lại vào cơ chế cấp vốn của nhà nước • Nhà đầu tư không có cơ hội lựa chọn khi tham gia thị trường • Các nhà đầu tư còn gặp phải nhiều rào cản về chính sách, đặc biệt là hạn ch ế đ ối v ới những nhà đầu tư nước ngoài, theo luật họ ko được phép mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam và đến tận 1999, khi Thủ tướng Chính phủ mới ký ban hành Quyết định số 145/QĐ-TTg chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng với tỷ lệ không vượt quá 30% vốn điều l ệ của doanh nghiệp. • Hạn chế trong việc hoạch định chính sách, giám sát, cưỡng chế, thực thi trên TTCK. - Nhiều quan điểm cho rằng chứng khoán là sản phẩm của tư bản, việc xây dựng TTCK ở VN có thể làm chúng ta đi lệch hướng. - Trình độ cán bộ cũng như hiểu biết của người dân về chứng khoán còn nhiều hạn chế. - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 vẫn còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước nhà. Nhưng nếu chỉ nhìn vào những thách thức trên mà chúng ta không làm thì chưa biết đ ược những khó khăn đó sẽ xảy ra như thế nào. Như người xưa có câu : “không vào hang c ọp sao bắt được cọp con”. 2. Thị trường hình thành. Năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập đề án thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam, giao nhiều bộ, ngành liên quan tham gia như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Bộ Tư pháp… Năm 1995, Ủy ban chứng khoán được thành lập. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu niêm yết đó là 2 mã cổ phiếu của 2 công ty Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom), và 7 công ty chứng khoán : Công ty chứng khoán Bảo Việt thuộc Bộ tài chính; Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn; Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC); Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS); Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS); Công ty CP chứng khoán Đệ Nhất; Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam. Mỗi tuần chỉ có 2 phiên giao dịch. Vào ngày 8/3/2005 Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng). 3. Thành phần tham gia. - Tổ chức phát hành chứng khoán:  Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương.  Công ty phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty.  Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái ...

Tài liệu được xem nhiều: