Danh mục

Tìm hiểu thiên nhiên

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.22 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân loại vạn vật "Darwin đã làm chúng ta ham thích lịch sử kỹ thuật của thiên nhiên", Karl Marx, Tư bản (1867) Học quan sát Trong suốt 15 thế kỷ, những người tri thức châu Âu muốn tìm hiểu thiên nhiên đều dựa trên những sách truyện về “cây cỏ”và “loài vật”, là những tác phẩm đã thống trị giống như Galen trong lãnh vực y khoa và những diễn tả thi vị của những câu chuyện đã làm mê hoặc người đọc và lôi cuốn họ xa rời thế giới thực của cây cỏ và động vật....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu thiên nhiên Những phát hiện về vạn vật và con người Tìm hiểu thiên nhiên Phân loại vạn vật Darwin đã làm chúng ta ham thích lịch sử kỹ thuậ t của thiên nhiên, Karl Marx, Tư bản (1867) Học quan sát Trong suốt 15 thế kỷ, những người tri th ức châu Âu muốn tìm hiểu thiên nhiên đều dựa trên những sách truyện về “cây cỏ”và “loài vật”, là những tác phẩ m đã thống tr ị giống như Galen trong lãnh vực y khoa và những diễn tả thi vị của những câu chuyện đã làm mê hoặc người đọc và lôi cuốn họ xa rời thế giới thực của cây cỏ và động vật. Ngày nay, khi chúng ta đọc nh ững sách hướng dẫn đó, chúng ta hiểu được tại sao người châu Âu thời Trung Cổ đã tỏ ra chậ m chạp trong việc học quan sát như thế. Không bao giờ có gì thay thế nổi những trang sách truyện đầy thi vị về cây cỏ và loài vậ t để mang lạ i sự giải trí và niềm vui cũng như những phương thuốc chữa bệnh trong gia đình . Khoa thực vật học thời trung cổ đều dựa trên những nguồn này, một di sản của Dioscorides, nhà phẫu thuật Hi Lạp thờ i cổ và là người đã từng tham gia quân độ i của hoàng đế Nêro trên vùng biển Địa Trung Hải. Tác phẩ m của ông nhan đề De Materia (Các dược liệu) viết khoảng năm 77 là một tài liệ u quan sát thực vật nhằm mục đích bào chế dược phẩ m. Các thầy thuốc đã rong ruổ i khắp đó đây để tìm kiếm những loài cây cỏ theo mô tả với những gì họ thấy ở Đức, Thụy Sĩ, hay Tô Cách Lan. Giống như Galen, Dioscorides đã nghiên cứu thiên nhiên, nhưng các học trò của Dioscorides lại nghiên cứu Dioscorides. Ông đã thất bại trong niềm hi vọng của ông rằng người đọc sách của ông “sẽ không nên quan tâm nhiều đến những lời nói của ông, mà nên để ý đến sự chuyên chăm và kinh nghiệm mà ông đã đưa vào chất liệu nghiên cứu”. Các tác giả thời cổ thường xếp đặt theo thứ tự chữ cái ABC để phân biệt “những loại và hoạt động của những s ự vật có tương quan mật thiết với nhau, khiến chúng trở nên khó nhớ hơn”. Ngược lại, Dioscorides chú ý đến chỗ các cây mọc lên, khi nào thu hoạch chúng và cách thức thu hoạch chúng và cả tới những loạ i thùng để chứa chúng nữa. Giống như các tác giả cổ đ iển khác, ông đã đào tạo ít môn sinh, nhưng lại nhiều người chú giải. Nh ững người này giữ lại những lời ông nói, nhưng quên mất gương mẫu của ông. Ông đã trở thành một sách giáo khoa thay vì trở thành một bậc thầ y. Thế nhưng đối với nh ững đầu óc th ực tiễ n của thời Trung cổ, Dioscorides có s ức lôi cuốn lạ thường, vì ông không phân tán sự chú ý của độc giả bằng lý thuyết hay sự phân loại. Viết bằng tiếng Hi Lạp, truyện cây cỏ của Dioscorides liệt kê hơn sáu trăm cây cỏ thông dụng hàng ngày. Phải kiếm cây nào để lấ y chất dầu, chất mỡ, hay hương thơm? Cây nào có thể chữa nhức đầu hay tẩy xóa những nốt tàn nhang trên da. Trái cây nào hay rau nào hay củ nào ăn được? Các gia vị địa phương gồm nh ững cây nào? Những cây nào có chất độc và chất cây nào có thể giả i độc? Những thuốc nào có thể chế ra từ cây cỏ? Vô số thủ bản giáo khoa của “Dioscorides” còn tồn tại đã chứng minh sự phổ cập của những sách này suốt thời Trung cổ. Càng đọc các bản văn của Dioscorides, chúng ta càng hiểu rõ tại sao ông được nhiều người đọc như thế và các tên ông đặt cho cây cỏ đã tồn tại lâu như thế. Ví dụ, ông viết về cây đầu tiên trong các loại “cây hương liệu” của ông. Cây cầu vồng (iris) được gọi như thế vì nó trông giống như cầu vồ ng trên trời… Rễ cây có những đầu mẩu, cứng và có vị ngọt, sau khi cắt ra phải phơi khô trong bóng mát và vì thế (sau khi cột ngang bằng một dây vải) phải để chúng dựng đứng. Nhưng loại cây tốt nhất là ở Illyria và Macedonia… Loạ i tốt thứ hai là ở Lybia… Nhưng tất cả đều có hiệu quả làm cho ấ m, giảm ho và làm tróc đờm. Nếu pha vào nước mật ong để uống, nó gây buồn ngủ và làm chảy nước mắt và chữa những cơn đau dạ dày. Nhưng uống với giấm nó giúp ch ữa những người bị cắn bởi các con vật có nọc độc và ch ữa viêm lá lách và những chứng rối loạn gây co giật và chữa tê cóng và những chứng như nôn mửa. Hơn một ngàn năm sử dụng các thủ bàn của Dioscorides cho chúng ta thấy hậu quả của việc “tam sao thất bản” là như thế . Dần dà với thời gian, các hình vẽ minh họa càng bị sửa đổi và càng xa dần hình ảnh thực tế thiên nhiên. Các bản sao chép của thế hệ sau đã tưởng tượng ra những lá cây có hình đối x ứng cho đẹp, tô thêm các rễ cây thân cây cho to ra để có thể vừa đủ một trang giấy. Thế là dần dần các tưởng tượng của những người sao chép đã trở thành ước lệ. Những người sao chép giàu tưởng tượng đã dựa vào các tên gọi để rút ra đủ loạ i tính chất của các cây, làm cho thực vật học trở thành một môn ngữ văn. Từ tên hoa thủy tiên (Narcissus), người ta tưởng tượng ra những hình đầu người nho nhỏ, nhắc lạ i sự tích của chàng thanh niên tên Narcissus chỗ nào cũng nhìn thấy và yêu hình ảnh của chính mình. “Cây trường sinh” được quấn quanh bởi một con rắn vớ i đầu một phụ nữ. ...

Tài liệu được xem nhiều: