Danh mục

Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.64 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điểm lại nội dung trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy tác phẩm được trình bày chặt chẽ, súc tích với 6 phần hòa quyện vào nhau, đó là: Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung vào việc tìm hiểu, học tập quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo Kỷ yếu hội thảo khoa học: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM. pp. 34-38 TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH LÃNH ĐẠO TS. Hoàng Minh Thao Học viện Quản lý Giáo dục Chỉ sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời 2 năm, tháng 10năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (với bút danhX, Y, Z). Tác phẩm rất khiêm nhường, để lại trong lòng người đọc những quan điểmtư tưởng lớn về xây dựng tổ chức, xây dựng tổ chức Đảng trong điều kiện Đảng tađã nắm chính quyền. Điểm lại nội dung, chúng ta thấy tác phẩm được trình bày chặt chẽ, súc tíchvới 6 phần hòa quyện vào nhau (1. Phê bình và sửa chữa; 2. Mấy điều kinh nghiệm;3. Tư cách và đạo đức cách mạng; 4. Vấn đề cán bộ; 5. Cách lãnh đạo; 6. Chốngthói ba hoa). Trong bài viết này chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu, học tập quanđiểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo. Đọc toàn bộ phần 5 của tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, chúng ta học tập đượcba hướng tiếp cận đổi mới cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một là, nhận thức thật sâu sắc khái niệm lãnh đạo và kiểm soát. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất địnhphải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịuđựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúpsức thì không song. 3. Phải tổ chức kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quầnchúng giúp mới được. Người lãnh đạo được đánh giá là người lãnh đạo đúng, lãnh đạo tốt, nghĩa làlàm tốt 3 việc trên (quyết định, thi hành và kiểm soát). Trong quá trình thực hiện3 việc này, người lãnh đạo phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa mình với các tầng lớpngười, với dân chúng. Nếu cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng,cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại. Theo chúng tôi có thể hình thành sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa quyết định,thi hành, kiểm soát với dân chúng trong lãnh đạo như sau:34 Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo Lãnh đạo đúng Lãnh đạo đúng Trong quá trình lãnh đạo, người lãnh đạo phải học hỏi kinh nghiệm của dânchúng, vì sự hiểu biết kinh nghiệm của người lãnh đạo cũng chưa đủ cho sự lãnhđạo đúng đắn. Nghĩa là phải lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, củanhững người không quan trọng. Những người lãnh đạo chỉ trông từ trên xuống, vìvậy sự trông thấy có hạn. Trái lại dân chúng trông thấy từ dưới lên, nên sự trôngthấy cũng có hạn. Muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt phải họp kinh nghiệm cảhai bên lại. Chọn người và thay người là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo. Chọnai, thải ai, thay ai phải cân nhắc kỹ. Cần thải những người mắc phải bệnh quan liêu,bệnh bàn giấy, không làm được việc. Cần thay người công thần cách mạng, ngangtàng, không giữ gìn kỷ luật, không dùng hạng người nói suông vào công việc thựctế. Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các Nghị quyết cóđược thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm quachuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Tại sao phải kiểm soát? Vì ba điều màcần phải có kiểm soát: - Có kiểm soát mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu. 35 Hoàng Minh Thao - Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan. - Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và Nghị quyết. Kiểm soát có 2 cách: Từ trên xuống (người lãnh đạo kiểm soát kết quả nhữngcông việc của cán bộ) và từ dưới lên (quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầmcủa người lãnh đạo và bày tỏ sửa chữa sai lầm). Hai là, hành động đúng với những điều đã nhận thức bằng cách liên hợp. 1. Liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. 2. Liên hợp người lãnh đạo với quần chúng. Liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng là sự liên hợp về chủ trường đườnglối chung với sự vận dụng chính sách chung trong chỉ đạo riêng từng đơn vị, từng địaphương cụ thể. Chính sách chung, kêu gọi chung rất cần thiết, thiếu nó không thểđộng viên khắp quần chúng được. Song, nếu người lãnh đạo chỉ làm chung mà khôngtrực tiếp nhằm một nơi nào đó, thực hành cho kỳ được, rồi lấy kinh nghiệm nơi đómà chỉ đạo những nơi khác, thì không thể biết được chính sách của mình đúng haysai. Cũng không thể làm cho nội dung của chính sách đó đầy đủ, thiết thực. Bất kỳngười lãnh đạo nào nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người thiếtthực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm thì nhất địnhkhông biết chỉ đạo chung c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: