Danh mục

Tìm hiểu về Danh nhân lịch sử: LÝ THÁI TÔNG

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.95 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Thái tổ Lý Công Uẩn, lên ngôi vào đúng tuổi thanh niên cường tráng: 28 tuổi (ông sinh nǎm 1000 lên ngôi nǎm l028). Người thời bấy giờ thường hay truyền tụng những sự việc lạ lùng về con người này và về những chuyện lạ xảy ra trong tuổi thiếu thời của ông. Họ nói rằng sau gáy ông có đến 7 cái nốt ruồi tụ lại như chòm sao thất tinh (Sao Bắc Đẩu). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về Danh nhân lịch sử: LÝ THÁI TÔNG LÝ THÁI TÔNG (LÝ PHẠT MÃ) 1028-1054Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là contrai trưởng của vua Thái tổ Lý Công Uẩn, lên ngôi vào đúng tuổi thanh niêncường tráng: 28 tuổi (ông sinh nǎm 1000 lên ngôi nǎm l028). Người thời bấygiờ thường hay truyền tụng những sự việc lạ l ùng về con người này và vềnhững chuyện lạ xảy ra trong tuổi thiếu thời của ông. Họ nói rằng sau gáy ôngcó đến 7 cái nốt ruồi tụ lại nh ư chòm sao thất tinh (Sao Bắc Đẩu). Như thế làông có tướng lạ. Lúc bé, chơi đùa với bọn trẻ trong cung, ông th ường bắtchúng dàn hàng tả hữu trước sau để làm quân hầu hộ vệ cho mình. Ông chomột vị đạo sĩ cái áo. Đạo sĩ treo cái áo trong quán, nửa đ êm thấy rồng vànghiện ra. Người ta tin rằng đó là điềm báo hiệu ông rất xứng đáng nối ngôi thiêntử.Nhà vua Lý Công Uẩn cũng rất chú ý đến ng ười con trai của mình và có ý thứcgây dựng cho con ngay từ khi mới tr ưởng thành. Ông cho Phật Mã được chínhthức có danh hiệu l à Đông Cung Thái t ử, phong làm Khai Thiên vương, lậpphủ ở phía ngoài nội cung để phật Mã được làm quen với các quan lại và dânchúng. Lúc ấy, Phật Mã mới có 13 tuổi (1012) . Nǎm 20 tuổi, Phật Mã đã đượcgiao làm nguyên soái, cầm quân vào Nam đánh Chiêm Thành, tiến mãi đến núiLong Tị (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Nǎm 24 tuổi, lạicầm quân đi đánh Phong Châu. Hai nǎm sau, đi đánh Diễn Châu. Nǎm 1027 lạilên phía Bắc, đánh châu Thát Nguy ên (nay là huyện Tràng Định, Lạng Sơn).Suốt thời gian ở tuổi thanh niên, Lý Phật Mã đã được rèn luyện trên trườngchinh chiến và đã bộc lộ tài nǎng thao lược của mình: đánh đâu thắng đó . Ôngđã là võ tướng trước khi là Hoàng đế.Nǎm Mậu Thìn ( 1028) vua Lý Thái Tổ mất. Theo đúng di chiếu thì Đông cungThái tử Lý Phật Mã được lên ngôi. Anh em trai trong gia đình Lý Công Uẩncũng khá đông, và người nào cũng có tài vũ dũng. Khi còn sống, Lý Thái Tổkhông chỉ giao cho Phật Mã đi chỉ đạo các chiến dịch, mà các em của Phật Mãcũng đều được cho đi lập các chiến công. Vì vậy, Vua Thái Tổ vừa mất ch ưalàm lễ tế táng, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và ĐôngChính Vương đã mang quân bản bộ đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử.Đông Chính Vương phục ở Long Thành, Dực Thánh Vương và Võ Đức Vươngphục cửa Quảng Phúc. Họ quyết chờ khi Phật M ã xuất hiện thì cùng xông rađánh úp, nếu thắng lợi thì tính đến việc chia quyền cho nhau.Phật Mã biết âm mưu của mấy người em phản loạn ấy. Ông vội v àng tổ chứcviệc phòng giữ cung cấm, rồi cho gọi các t ướng tá bộ hạ của mình vào bàncách đối phó. Ông không muốn giữa lúc vua cha từ t rần, anh em một nhà lạiquay ra xung đột, tranh giành quyền lực với nhau. Ông nói: Ta lấy làm xấu hổlà tiên đế mới mất chưa quàn, mà cốt nhục đã giết nhau, há chẳng để cho,muôn đời chê cười sao?Thực hiện ý định của mình, ông cho người ra khuyên các em nên hạ khí giới,cùng vào chịu tang cha, thực hiện di chiếu, không nên gây bạo loạn. Nhưng bavị vương tử kia nhất định không nghe. Họ vẫn tiếp tục bao vây cung điện, xuaquân tràn vào gấp gáp và mãnh liệt. Lý Phật Mã vừa lo vì nhiệm vụ, vừa buồnvì tình anh em, không biết giải quyết thế nào. Những tướng tá tâm phúc củaông đều ào lên, nhất định đòi ông phải đích thân ra tay trừng trị bọn phảnnghịch.Có người nói:- Không nghĩ nghĩa cha con, không nghĩ t ình cốt nhục, chỉ chǎm chǎm việccướp ngôi, những người như thế đã trở thành giặc rồi, sao có thể xem là anhem được nữa?Lý Phật Mã vẫn kiên trì:- Ta muốn thuyết phục các v ương cho họ tự ý rút quân thì họ sẽ không gây ratội ác, chứ kéo quân ra giao chiến với nhau thì còn mặt mũi nào!Thấy Lý Phật Mã cứ dùng dằng mà quân tướng của ba hoàng tử kia thì đánhvào cung gấp lắm, các t ướng Lê Nhân Nghĩa, Quách Thịnh, Dương Bình.v.v...cùng đứng lên, kiên quyết giục phải ra quân. Tr ước tình thế này Lý Phật Mãkhông biết làm thế nào. Ông lắc đầu nói : - Ta chỉ đành vào làm lễ thành phụctrước linh cữu của tiên đế thôi, mọi việc l àm thế nào do các tướng định liệulấy.Ông vừa dứt lời một võ tướng đã rút gươm chạy như bay ra ngoài cung, xôngthẳng vào chỗ Võ Đức Vương đang đứng. Viên tướng ấy thét lên:Các hoàng tử muốn tranh giành ngôi báu, không nghĩ đến Hoàng đế vừa lâmchung, không vâng lời di chiếu, rõ ràng đã là quân phản nghịch. Tôi xin dângcác ngài thanh ki ếm này.Lưỡi kiếm vung lên, đầu Võ Đức Vương đã rơi xuống. Bọn tướng sĩ của phephản nghịch bỏ chạy tán lo ạn. Mấy đội phục binh khác cũng hoảng hốt, vộivàng tháo lui, bị giết vô số . Hai hoàng tử kia là Đông Chính Vương và DựcThánh Vương đều trốn được.Viên tướng ấy chính là Lê Phụng Hiểu, người Bǎng Sơn (thôn Bưng, huyệnHoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Lý Phật Mã rất cảm ơn các tướng.Ông lên ngôi đã thưởng cho tất cả mọi ng ười. Riêng Lê Phụng Hiểu được mộtđặc ân. Về quê nhà mình, Lê Phụng Hiểu đứng trên núi Bǎng Sơn quǎng condao ra. Dao rơi xuống đâu, ...

Tài liệu được xem nhiều: