Danh mục

Tìm hiểu về 'hệ thống tuần hoàn xăng' trên ôtô

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.37 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi học bằng lái B2 trong cuốn đạo đức người lái xe có câu "yêu xe như con, quí xăng như máu". Ví xăng như máu thực cũng không sai. Và để cho “máu” làm được công việc của mình, nó cần đến một hệ thống với nhiều thành phần hoạt động nhịp nhàng và tương ứng với nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về `hệ thống tuần hoàn xăng` trên ôtô Tìm hiểu về `hệ thống tuần hoàn xăng` trên ôtôKhi học bằng lái B2 trong cuốn đạo đức người lái xe có câu yêu xe như con, quíxăng như máu. Ví xăng như máu thực cũng không sai. Và để cho “máu” làmđược công việc của mình, nó cần đến một hệ thống với nhiều thành phần hoạtđộng nhịp nhàng và tương ứng với nhau.Hôm nay chúng ta sẽ nói về cái hệ thống truyền “máu” trong xe, và thử tìm hiểuxem có cách nào để duy trì một hệ thống “tuần hoàn” lành mạnh hay không. Xăng vào bình chứa trong xe.Cấu tạo hệ thống lưu chuyển xăngSau đây là những thành phần chính:1. Bình xăng (fuel tank): Cái bình này “hút” tiền của chúng ta mỗi tuần ít là mộtlần, ai chẳng biết. Nhưng trong lòng nó không chỉ chứa xăng, mà còn có ít nhất làmột bộ phận “truyền tin” (sending unit) để báo cho đồng hồ biết là xăng đã tiêuthụ đến đâu, để chủ nhân còn kịp thời móc bóp!2. Máy bơm xăng (fuel pump): Là bộ phận tạo ra sức đẩy (pressure) để đưa xăngvào hệ thống. Máy bơm hư sẽ không tạo được sức đẩy cần thiết, hậu quả là xekhông đủ xăng để chạy. Trong các loại xe đời mới, máy bơm cũng nằm trong bìnhxăng, vận hành bằng điện. Những loại xe đời cũ hơn thì gắn máy bơm bên ngoàibình xăng, cạnh block máy và dùng chuyển động của blốc máy để bơm xăng. Xăng qua lọc trước khi được nạp vào máy.3. Lọc xăng (fuel filter): Trước khi được đưa vào trong lòng máy, xăng đã trải quamột quá trình chế biến lâu dài. Rồi được chuyên chở trên xe bồn, nằm chờ đợitrong hầm chứa của trạm xăng, và từ hầm chứa vào bình xăng... Trong suốt quátrình đó, dù được bảo quản kỹ càng đến đâu, xăng cũng tích lũy được khá nhiềuvẩn bụi, ô nhiễm, rỉ sét từ các bồn chứa và gần nhất là bình xăng. Không thể mangcái thứ nhiên liệu “hầm bà lằng” ấy mà nạp vào trong xi lanh cho cháy nổ được.Hư hết! Bởi vậy mới cần cái lọc xăng (filter). Nếu các bạn có thời giờ đọc qua bàitrước, nói về lọc khí (air filter), thì lọc xăng cũng làm nhiệm vụ như vậy: Thanhtẩy cho xăng sạch sẽ trước khi được “tiến cung”. Lâu ngày chầy tháng, cái lọcxăng sẽ bám đầy vẩn bụi và rỉ sét, là những thứ nó ngăn lại được từ dòng xăng lưuthông qua đó. Chính nó sẽ bị nghẹt, xăng chảy qua không nổi, và hệ thống khôngđủ “máu” để vận hành.4. Bộ phận phun xăng (fuel injector): Các xe chế tạo sau năm 1986 đều dùng FuelInjector để phun xăng vào trong xi lanh, gần như cùng lúc với khí trời, tạo thànhmột hỗn hợp nhiên liệu vừa đủ để cháy nổ. Với Fuel Injector, xăng được tiếp nạpđúng mức, không quá nhiều, mà cũng không quá ít. Cấu trúc Fuel Injector rất đơngiản, nó chỉ là một cái ống chuyền xăng - đặt ngay trên đầu mỗi xi lanh - có mộtmiệng phun rất nhỏ (có thể gọi là đầu Valve, điều khiển đóng mở bởi luồng điện).Hơi xăng được nén trong ống, và phụt ra như một tia cực mạnh bắn thẳng vàotrong lòng xi lanh. Nhờ đó, hiện tượng cháy nổ đạt được công suất tối đa, đỡ haoxăng và giảm bớt độc khí thải vào môi trường.* Bộ chế hòa khí (carburetor): Bộ phận này chỉ có trong các đời xe cũ, thay choFuel Injector là một phát minh sau này hoạt động qua não điện tử. Bộ chế hòa khítrộn xăng với khí trời trước khi nạp hỗn hợp vào xi lanh. Có thể nói, trên đườngphố ngày nay không xe nào là còn dùng Carburetor nữa. Nếu không cháy hết trong máy, xăng sống được thải ra ngoài qua ống bô, làm ô nhiễm môi sinh.Những vấn đề thường xảy ra với hệ tuần hoàn xăng1. Do lọc xăngCó thể nói rằng, hệ thống xăng bị trục trặc đa phần là do lọc xăng (fuel filter) bịnghẹt. Thế nên, cần coi lại sách cẩm nang xem hãng sản xuất có đề nghị nên thaylọc xăng lúc nào hay không. Nếu sách cẩm nang không đề cập chuyện đó, thì đànhphải tự “chẩn bệnh” vậy. Sau đây là một vài triệu chứng về lọc xăng:- Lọc xăng bị nghẹt hoàn toàn: Máy sẽ không nổ, bởi vì dòng “máu” lưu thông bịnghẽn. Hoặc có thể máy sẽ nổ, xịch xịch vài tiếng nhõng nhẽo, giống như “emchả... em chả...” rồi tắt.Một vài loại xe hiện đại hơn, trong hệ thống xăng có đường chuyền “by-pass”, cónghĩa là đường vòng, bỏ qua đoạn ống bị nghẹt, để đưa xăng vào cho máy, giúpmáy không chết dọc đường. Nhưng phải xài tới đường chuyền by-pass có nghĩa làđường chuyền chính đã bị nghẹt rồi. Vì thế, đồng hồ xăng phải hiển thị một tínhiệu cấp cứu nào đó, giúp tài xế cảnh giác ngay. Bằng không, cứ để như vậy màchạy thì sẽ sớm xảy ra nhiều vấn đề trầm trọng hơn. Bởi lẽ xăng chuyền quađường by-pass là xăng chưa lọc, các thứ vẩn bụi, ô nhiễm theo xăng vào trong xilanh đương nhiên sẽ “quậy” cho tới bến!- Lọc bị nghẹt phần nào: Trong trường hợp này, máy vẫn được tiếp đủ xăng để nổ...tại chỗ, hay chạy chậm. Nếu muốn phóng nhanh hơn, bạn phải tống ga, tiếp thêmxăng cho máy. Thats OK, bình còn xăng, máy bơm xăng còn làm việc tốt, bạn cứviệc nhấn chân ga, nhưng luồng xăng bị kẹt lại tại điểm “lọc”: Máy xe đói xăng!Ðó là hiện tượng xảy ra khi bạn chạy trên freeway hoặc khi tăng tốc để vượt mặtxe khác. Và bạn sẽ cảm th ...

Tài liệu được xem nhiều: