Danh mục

Tìm hiểu về nguyên tắc kế toán các khoản mục có gốc ngoại tệ trong chế độ kế toán Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 347.81 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này hệ thống hóa lại toàn bộ các quy định pháp lý liên quan đến nguyên tắc kế toán trong việc hạch toán các khoản mục có gốc ngoại tệ nhằm giúp người học có cái nhìn tổng quan hơn, rõ ràng hơn, chi tiết và cụ thể hơn để vận dụng vào công việc hạch toán kế toán trong học tập cũng như trong thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về nguyên tắc kế toán các khoản mục có gốc ngoại tệ trong chế độ kế toán Việt Nam TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN M C CÓ GỐC NGOẠI TỆ TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Diệu Trân, Lê Kim Xuân Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Xuân Hưng TÓM TẮT Một trong những vấn đề liên quan đến công tác kế toán trong doanh nghiệp là hạch toán và theo dõi các khoản mục có gốc ngoại tệ. Trong quá trình thực hiện có thể có những sai sót khó tránh khỏi. Bài viết này hệ thống hóa lại toàn bộ các quy định pháp lý liên quan đến nguyên tắc kế toán trong việc hạch toán các khoản mục có gốc ngoại tệ nhằm giúp người học có cái nhìn tổng quan hơn, rõ ràng hơn, chi tiết và cụ thể hơn để vận dụng vào công việc hạch toán kế toán trong học tập cũng như trong thực tiễn. Từ khóa: tỷ giá; ngoại tệ; gốc ngoại tệ; xuất nhập khẩu; hàng tồn kho. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều các hoạt động kinh doanh buôn bán với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thì ở chiều ngược lại cũng có rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Theo xu hướng đó, trong các trao đổi kinh doanh thương mại sẽ không thể thiếu các khoản mục có gốc ngoại tệ. Tìm hiểu kỹ về vấn đề này để hạch toán kế toán và ghi chép sổ sách kế toán cho đúng với các quy định hiện hành là việc làm cần thiết. Đối với các bạn sinh viên năm thứ hai thì tìm hiểu về vấn đề này còn giúp các bạn có thêm kiến thức để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu thực tiễn của mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhằm tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này. 2 NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Luật kế toán Việt Nam (Luật số 88/2015/QH13). Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán, khoản 1 quy định: “Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam. Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế 1425 toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Điều 28. Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý, mục 1 khoản c quy định: Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái). Theo VAS10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, hướng dẫn tại thông tư 161: “Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp (Xem hướng dẫn TK 4 3)”. Hướng dẫn chế độ kế toán Doanh nghiệp (Thông tư 200/2014/TT – BTC). Theo hướng dẫn chế độ kế toán Doanh nghiệp tại điều 69 tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái quy định: 2.1 Quy định chung về tỷ giá hối đ ái và chênh lệch tỷ giá hối đ ái 2.1.1 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp: Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ; Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính; Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam. 2.1.2 Các loại tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) sử dụng trong kế toán Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào: tỷ giá giao dịch thực tế; tỷ giá ghi sổ kế toán. Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế. 2.1.3 Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế: Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ: tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ h ...

Tài liệu được xem nhiều: