Danh mục

Tìm hiểu về xã hội tri thức: Phần 2

Số trang: 168      Loại file: pdf      Dung lượng: 16.28 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (168 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của ebook "Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức" cung cấp cho người học những kiến thức về: Những cột trụ chủ chốt để xây dựng xã hội tri thức, những thách thức và triển vọng phát triển của xã hội tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về xã hội tri thức: Phần 2 Ch ương II NHỮNG CỘT TRỤ CHỦ CHốT đ Ể x â y DỰNG XÃ HỘI TRI THỨC 1. Cột trụ chính trị a. Vai trò của chính quyền trong việc xây dựng xã hội tri thức Theo UNESCO, có một sự thực là ở một mức độ lớn, chương trình phát triển thông tin (tiếng Anh “info- development”) là kết quả của những quyết định chính trị và không thể chỉ dựa trên những cơ chế kinh tế. Trong việc xây dựng một xã hội tri thức cũng vậy, theo chúng tôi, vai trò trưốc tiên vẫn phải là của nhà nước, của chính phủ và của các tổ chức quốc tế liên chính phủ mà ở cấp cao nhất là của Liên hỢp quốc. Và vì hiện nay, thế giới đang trong thời kỳ quá độ từ xã hội thông tin sang xã hội tri thức, những quan niệm về xã hội thông tin và xã hội tri thức vẫn chưa có sự phân biệt rạch ròi, cho nên những nỗ lực hiện tại của các cấp chính quyển trong việc xây dựng một xã hội thông tin toàn cầu nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển của xã 111 hội và con ngưòi, thì cũng chính là những nỗ lực nhằm tiến tối xây dựng một xã hội tri thức đích thực. Chính vì vậy, khi nói đến vai trò của các cấp chính quyền trong việc xây dựng xã hội tri thức, thì không thể không nói đến những công việc mà họ đã và đang làm để cải thiện xã hội thông tin. Những nỗ lực để xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin đầu tiên của xã hội thông tin hiện đại trên thê giới là thuộc về chủ trương của chính phủ, đúng như lời nhận xét của hai nhà khoa học Suliman Al-Hawamdeh và Thomas L. Hart: “Cơ cấu thông tin toàn thê giới bao gồm một tập hỢp đa dạng những ứng dụng và dịch vụ gắn kết với các chính sách và quy định (tôi nhấn mạnh - NVD) nhằm tạo ra một môi trường tôt hơn và mang lại nhiều hơn cho công việc kinh doanh và cuộc sôhg”. Như vậy, không có chính sách và những quy định hỢp lý, không có sự điều hành của chính phủ đối với hạ tầng cơ sở thông tin thì xã hội thông tin và sau đó là xã hội tri thức không thể hình thành đưỢc. Ngay từ những ngày đầu của xã hội thông tin, Chính phủ Mỹ đã xây dựng một mạng thông tin điện tử nhằm mục đích quốc phòng. Các nước đều có bộ bưu chính viễn thông hoặc bộ thông tin và truyền thông. Các mạng truyền thông quôh gia của các nưốc được hình thành đều nằm dưới sự chỉ đạo và điểu hành của chính phủ. Chính quyền Clinton trước đây rất coi trọng hạ tầng cơ sở thông tin quốic gia, và Tổng thông Clinton lúc bấy giò coi sáng kiến về hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia là một chính 1. s. Al-Hawamdeh và Th. L. Hart; Iníormation and KnowIedge Society, Sđd, tr. 20. 112 sách chủ chốt của chính phủ. Từ đó, để bảo đảm vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin, Chính phủ Mỹ đã tạo cho ngành công nghiệp thông tin có được những điều kiện cạnh tranh tích cực bằng việc loại bỏ một cách có hệ thốhg các cơ cấu điều tiết lỗi thòi. Có thể nói lịch sử ra đời của internet liên quan chặt chẽ vối các chủ trương, chính sách của chính phủ, trưốc tiên là các chính sách quổc phòng. Chúng ta hãy điểm qua những mốc chính của sự phát triển internet trên thế giới. Ngay từ đầu, việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik (1957) đã thúc đẩy Hoa Kỳ thực hiện dự án nghiên cứu thành lập mạng thông tin quôb phòng từ năm 1958, vối việc thành lập Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến (ARPA) thuộc Bộ Quốc phòng. Từ đó các cơ quan nghiên cứu về mạng thông tin của các nưóc đều do chính phủ lập ra để xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia. Đến năm 1968 thì mạng ARPANET của Hoa Kỳ chính thức ra đời. Ngày 14-1-1969, ARPANET thử kết nôl lần đầu tiên với Bộ Xử lý Thông điệp Giao diện (IMP) thuộc Đại học California tại Los Angeles và vối IMP của Học viện Nghiên cứu Staníord. Nhưng phải đến ngày 29-10-1969, thì bức thông điệp đầu tiên mối đưỢc gửi đi qua mạng ARPANET vối nội dung chỉ với một từ duy nhất và không hoàn chỉnh: “login” (“nhập dữ liệu”). Đến năm 1973, lần đầu tiên mạng ARPANET của Hoa Kỳ thực hiện việc kết nối ra bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Đó là chuyến kết nôl với NORSAR (Mạng Dữ liệu về Địa chấn của Na Uy)k Từ đó các mạng máy tính 1. Theo Vikipedia, mục từ “ARPANET”, http://www.wikipedia.org. 113 trên thế giối bắt đầu phát triển và dẫn đến hình thành mạng internet như ngày nay. Trong quá trình này, không thể không kể đến công lao quan trọng của các chính phủ trên thế giới. Từ thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu quan tâm đến internet. Ngày 6-5-1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về Công nghệ Thông tin trực thuộc Chính phủ, do Giáo sư Đặng Hữu, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường lúc bấy giò, làm trưởng ban đầu tiên. Ngày 19- 11-1997, Việt Nam chính thức khai trương dịch vụ mạng internet, đưa nưốc ta gia nhập xã hội thông tin hiện đại. Năm 2006, Việt Nam ban hành Luật công nghệ thông tin. Rõ ràng, vai trò của chính phủ ...

Tài liệu được xem nhiều: