Thông tin tài liệu:
Đa số các enzym có tính chọn lọc đối tượng tác động một cách rõ rệt, mỗi một enzym chỉ tác động lên một cơ chất, một kiểu phản ứng hoặc một loại phản ứng, có nghĩa là tác dụng của enzym có tính đặc hiệu. Hiện tượng này có liên quan đến cấu trúc phân tử và trung tâm hoạt động của enzym.Có 4 kiểu đặc hiệu của enzym: - Đặc hiệu tuyệt đối - Đặc hiệu tương đối - Đặc hiệu theo kiểu phản ứng - Đặc hiệu theo kiểu hình học không gian1. Đặc hiệu tuyệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính đặc hiệu của enzim Tính đặc hiệu của enzimĐa số các enzym có tính chọn lọc đốitượng tác động một cách rõ rệt, mỗi mộtenzym chỉ tác động lên một cơ chất, mộtkiểu phản ứng hoặc một loại phản ứng,có nghĩa là tác dụng của enzym có tínhđặc hiệu. Hiện tượng này có liên quanđến cấu trúc phân tử và trung tâm hoạtđộng của enzym.Có 4 kiểu đặc hiệu của enzym:- Đặc hiệu tuyệt đối- Đặc hiệu tương đối- Đặc hiệu theo kiểu phản ứng- Đặc hiệu theo kiểu hình học không gian 1. Đặc hiệu tuyệt đốiMỗi enzym chỉ xúc tác phản ứng cho mộtloại cơ chất nhất định.Ví dụ: Enzym urease chỉ phân hoá ureachứ không ảnh hưởng tới metylurea. 2. Đặc hiệu tương đốiEnzym loại này xúc tác phân hóa mộtkiểu liên kết, không chịu ảnh hưởng củachất tạo ra liên kết đó.Ví dụ: Nhóm esterase có lipase cắt mạcheste giữa acid béo và rượu (acid béo cóthể dài ngắn khác nhau, rượu có thểglycerin hoặc rượu vòng...). Tuy vậy tốcđộ phản ứng có thay đổi.3. Đặc hiệu theo kiểu phảnứngEnzym loại này chỉ tác động lên một kiểuphản ứng nhất định.Ví dụ: Enzym khử quan tác động lênnhiều acid quan khác nhau4. Đặc hiệu theo kiểu hình họckhông gianEnzym loại này chỉ tác động chọn lọc lênmột kiểu của cơ chất, nếu cơ chất này cónhiều đồng phân không gian.Ví dụ: L- arginin bị phân hoá bồi L-arginase thành omitin và urea, còn D-arginin enzym này không phân hóa.Hoặc enzym lactat-dehydrogenase củabắp thịt chỉ xúc tác chuyển acid lactickiểuL (+) thành acid pyruvic nhưng khôngtác động lên kiểu D (-).