Danh mục

Tính đối thoại trong tiểu thuyết Bay trên tổ chim cúc cu của Ken Kesey qua thế giới nhân vật lưỡng phân

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.06 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bay trên tổ chim cúc cu là thế giới của một bệnh viện tâm thần, như một mô hình sống động của thế giới bên ngoài. Bằng việc sử dụng hình thức trần thuật đối thoại/ trần thuật thông qua lời thoại của nhân vật, nhà văn đã đan cài vào đó những lớp diễn ngôn, mở ra trường nhìn lớn lao về những vấn đề nhân sinh, xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính đối thoại trong tiểu thuyết Bay trên tổ chim cúc cu của Ken Kesey qua thế giới nhân vật lưỡng phân TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT BAY TRÊN TỔ CHIM CÚC CU CỦA KEN KESEY QUA THẾ GIỚI NHÂN VẬT LƯỠNG PHÂN LÊ THỊ TRÀ MY - THÁI PHAN VÀNG ANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bay trên tổ chim cúc cu là thế giới của một bệnh viện tâm thần, như một mô hình sống động của thế giới bên ngoài. Bằng việc sử dụng hình thức trần thuật đối thoại/ trần thuật thông qua lời thoại của nhân vật, nhà văn đã đan cài vào đó những lớp diễn ngôn, mở ra trường nhìn lớn lao về những vấn đề nhân sinh, xã hội. Đúng như Bakhtin đã nói: “khu vực nhân vật” là nơi thể hiện rõ nhất diễn ngôn đối thoại của tác phẩm. Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi tập trung làm rõ tính đối thoại trong tiểu thuyết Bay trên tổ chim cúc cu của Ken Kesey qua thế giới nhân vật lưỡng phân: phân lập tỉnh- điên, tự do - trói buộc, quyền lực thể chế - sự thỏa hiệp. Từ khóa: tính đối thoại, diễn ngôn, nhân vật lưỡng phân, trần thuật đối thoại, cảm quan hậu hiện đại. 1. MỞ ĐẦU Nhân vật của Bay trên tổ chim cúc cu có thể gọi là kiểu “nhân vật lưỡng phân”. Nếu lưỡng phân là phân ra thành hai, theo những nét đối lập thì với Ken Kesey, ý thức đối lập đó là: tỉnh và điên, giữa tự do và sự trói buộc, giữa quyền lực thể chế và sự thỏa hiệp. Lựa chọn một trong hai mặt mâu thuẫn đó là cuộc đấu tranh vật vã của các bệnh nhân trong suốt cuộc đời. 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT GẮN VỚI CẤU TRÚC LƯỠNG PHÂN 2.1. Phân lập tỉnh - điên Ken Kesey đã rất tài tình khi xây dựng hai tuyến nhân vật: mụ y tá – bệnh nhân cùng tồn tại, tạo ra đường biên nhập nhằng giữa chúng. Bởi trong thế giới của viện tâm thần, người tưởng điên thì tỉnh, kẻ tưởng tỉnh lại điên. Tính chất điên và tỉnh tồn tại trong mỗi con người. Những suy nghĩ của mụ y tá thật sự “điên” khi muốn một tay điều hành mọi hoạt động của bệnh viện. Mụ luôn mồm nói: “các ông thuộc quyền quản lí của chúng tôi”, “trật tự, kỷ luật được duy trì chỉ nhằm mục đích muốn tốt cho các anh” [4, tr. 265]. Những liệu pháp trị bệnh được sử dụng như công cụ để khống chế tinh thần phản kháng của bệnh nhân. Mụ muốn điều hành tổ hợp hoạt động như một bộ máy: “Ngồi trước mạng điều khiển, mụ mơ về một thế giới mà mọi thứ đều hoạt động đồng bộ, chuẩn xác như bộ máy đồng hồ.” [4, tr. 42]. Chính khát vọng thái quá trong việc thống trị thế giới người điên này đã khiến bà ta trở thành kẻ điên rồ nhất với những suy nghĩ của mình. Tính điên nơi người tỉnh – mụ y tá, là dục vọng về quyền lực, thống trị thế giới người điên bằng kĩ cương, nề nếp. Có thể nói, con người bất kể ai cũng Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 66-73 TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYÊT BAY TRÊN TỔ CHIM CÚC CU... 67 mang trong mình một căn bệnh “điên”: điên vì danh lợi, điên vì tình, điên vì quyền lực, điên vì cô đơn, nhưng điên vì dục vọng cá nhân của mụ y tá trưởng đã biến thành điên khùng bởi nó đã gây hại cho người khác với biết bao nhiêu hệ lụy. Sự tỉnh táo, phi lí thay lại nằm ở những người điên. Ken Kesey đã xây dựng thành công một thế giới của những người điên. Các bệnh nhân trong viện tâm thần là những con người dị biệt từ ngoại hình cho đến tính cách và hầu như chẳng điên chút nào. Nhưng tất cả họ đều tự nguyện hòa mình vào thế giới điên này một cách điên dại. Thay vì đấu tranh chiến thắng số phận, họ lại chọn con đường buông xuôi đầu hàng nó, để rồi an phận, chấp nhận sống như là tồn tại, sống với bản năng không hơn loài vật là bao. Tiêu biểu cho kiểu sống thụ động của nhiều con người ngoài xã hội, thay vì đấu tranh trước sóng gió của cuộc đời thì họ trốn chạy nó, biến mình thành kẻ đào tẩu của một kiếp người. McMurphy bước chân vào bệnh viện cũng vì mục đích chạy trốn cuộc đời với tội danh “thái nhân cách”, “tên cuồng dâm”. Nhưng chính McMurphy đã nhận ra sự tỉnh táo trong mỗi con người ở trại thương điên này, khi anh nghe họ bàn luận về sự điên của mình: “ở đâu thì chúng tôi cũng là thỏ thôi - chúng tôi ở đây vì chúng tôi không thể thích ứng với địa vị thỏ của mình. Chúng tôi cần một con sói mạnh được việc kiểu như mụ y tá này để học lấy vị trí của mình.” [4, tr. 91]. Hóa ra, những bệnh nhân không những không điên mà còn tỉnh táo. Họ ý thức được sự điên loạn thật sự của mụ y tá trưởng và cũng ý thức được sự điên loạn của bản thân. Suốt một thời gian dài, lòng tôn kính mù lòa về sự hiện hữu của mụ y tá như một đấng cứu thế, cứu rỗi những linh hồn bị khuyết tật đã khiến cho chính họ dần dần đánh mất ý thức làm người. Bromden sống náu mình như một kẻ giả câm giả điếc, nhưng thực ra anh luôn ý thức một cách tỉnh táo, có cái nhìn bao quát trước mọi sự việc diễn ra. Các bệnh nhân khác cũng cố gắng nấp trong cái vỏ tâm thần, nhưng luôn ý thức được mình là ai trong thế giới đảo điên hiện tồn. Harding nói: “Chúng ta là vật hi sinh cho chế độ mẫu hệ, anh bạn ạ.” [4, tr. 89]. Sự tỉnh táo của các con con bệnh thể hiện trong những đoạn diễn giải, bộc lộ suy nghĩ trước những sự kiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: