Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Giờ xấu của G. G. Marquez
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 247.50 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Giờ xấu của G. G. Marquez trình bày: Soi chiếu với thực tại chính trị - xã hội, Marquez đã phác họa nguyên nhân và bản chất nỗi cô đơn của Mỹ Latinh. Bằng hình thức sự tự đa điểm nhìn cùng hình tượng “tờ rơi”, nhà văn người Colombia đã cụ thể hóa cảm quan hậu hiện đại của mình thành những hình tượng văn học và nghệ thuật trần thuật độc đáo,... Mời các bạn cùng tham khảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Giờ xấu của G. G. MarquezCẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠITRONG TIỂU THUYẾT GIỜ XẤU CỦA G. G. MARQUEZPHAN TUẤN ANHTrường Đại học Khoa học - Đại học HuếTóm tắt: Giờ xấu là một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên củaG.G.Marquez, nhưng đã sớm đặt nền móng quan trọng trong việc xây dựngcảm quan hậu hiện đại mang bản sắc Mỹ Latinh. Trong cuốn tiểu thuyết này,bằng việc soi chiếu với thực tại chính trị - xã hội, Marquez đã phác họanguyên nhân và bản chất nỗi cô đơn của Mỹ Latinh. Bằng hình thức sự tự đađiểm nhìn cùng hình tượng “tờ rơi”, nhà văn người Colombia đã cụ thể hóacảm quan hậu hiện đại của mình thành những hình tượng văn học và nghệthuật trần thuật độc đáo.“Sự diễn dịch cái hiện thực mà chúng tôi sống bằng những mô hình không phải củachúng tôi chỉ khiến chúng tôi trở nên xa lạ hơn, kém tự do tự tại hơn, và cô đơn hơn baogiờ hết” [3, tr. 710].Cảm quan hậu hiện đại (Postmodern sensibility) theo I. P. Ilin [1, tr. 8] là một thuật ngữbắt nguồn từ chủ nghĩa hậu cấu trúc (Post-structuralism), về sau được các nhà lý thuyếthậu hiện đại bổ sung và phát triển. Xét về mặt nội hàm, cảm quan hậu hiện đại trướctiên là một thuật ngữ mang tính thế giới quan, nó dựa trên hai nguyên tắc cơ bản củanhận thức luận hậu hiện đại, đó là chaos (hỗn độn) và epistemological uncertainty (bấttín nhận thức). Các nhà hậu hiện đại nhìn thế giới không phải dưới một chỉnh thể theoquan hệ nhân - quả, mà là một tập hợp hỗn độn các sự vật hiện tượng theo quan hệ hiệntượng - ngẫu nhiên. Từ đó, thế giới là một thế giới phi trật tự, phi hệ qui chiếu, phi địnhmức giá trị. Những chấn thương tinh thần trong xã hội hậu hiện đại (hai cuộc thế chiến,thảm họa Holocaust, chiến tranh lạnh…) đã biến thế giới thành một tập hợp phi lý,chính vì thế, bản thân quan niệm “Chaos” thực chất cũng chỉ là cách đề xuất quan niệmvề trật tự và cấu trúc thế giới mới, nhưng đó là quan niệm có tính “giải kiến tạo” về thếgiới thực tại hậu hiện đại. Nguyên tắc “bất tín nhận thức” lại xuất phát từ nền tảng vănhóa - xã hội hậu hiện đại, với sự “thậm phồn” (hyper) của thế giới thông tin (quảng cáo,Internet, phần mềm máy tính…), được kiến tạo từ văn hóa mạng và “ngôn ngữ nhịphân” (ngôn ngữ lập trình máy tính), đã đưa thông tin trở thành sản phẩm mất thẩmquyền, một vật ngụy tạo (simulacre). Từ đó, văn học hậu hiện đại chối từ mọi nỗ lựcdiễn giải và nhận thức thế giới một cách toàn vẹn, thống nhất. Thứ hai, cảm quan hậuhiện đại còn mang ý nghĩa là một thuật ngữ trong lĩnh vực lý thuyết văn học, nhằm chỉ“lối viết tiểu luận nhiều ẩn dụ. Đây là nói về hiện tượng “tư duy nghệ thuật”. Gắn vớisự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý” [1, tr. 9].G.G.Marquez (sinh 1928) là nhà văn đã kết hợp cảm quan hậu hiện đại của mình với bútpháp nghệ thuật mang đặc trưng của cả một trào lưu (chủ nghĩa hiện thực huyền ảo), vớinội dung tư tưởng đã định danh cho cả nền văn hóa (Mỹ Latinh). Chính vì vậy, cảmTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 22-30CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT GIỜ XẤU CỦA G. G. MARQUEZ23quan hậu hiện đại của Marquez vừa có tính phổ quát, vừa mang tính địa phương, và làmột cột mốc không thể nào không tính đến trong tiến trình phát triển của văn học hậuhiện đại. Trong suốt chặng đường sáng tạo hơn 49 năm, vắt dài qua hai thế kỉ XX vàXXI, Giờ xấu (La mala hora - 1962) có thể xem là thành tựu tiểu thuyết đầu tiên, nơitác giả bắt đầu xây dựng cảm quan hậu hiện đại kiểu Mỹ Latinh của mình, từ những dựphóng ban đầu trong Bão lá úa (La hojarasca - 1952). Giờ xấu vốn có tên nguyên bảnlà Cái thị trấn cứt đái này, là tiểu thuyết thứ ba của nhà văn thiên tài người Colombia,được ấp ủ khi ông viết về một vùng đất tồi tàn, nghèo khổ, bẩn thỉu và nghẹt thở trongsự căng thẳng do những “tờ rơi” gây ra.1. ĐIỀU KIỆN HẬU HIỆN ĐẠI CỦA MỸ LATINHTrong lễ trao giải Nobel văn học năm 1982 tại viện Hàn lâm Thụy Điển, một “gã ngườiColombia lang thang và hoài cổ” [3, tr. 710] mang tên G.G.Marquez đã lấy tên cho diễntừ của mình là Nỗi cô đơn của châu Mỹ Latinh. Trong suốt sự nghiệp lẫy lừng của mình,mọi cuốn tiểu thuyết của Marquez hầu như chỉ tập trung khai thác chủ đề nỗi cô đơn,mà cội nguồn của nó xuất phát từ những vấn đề không bao giờ giải quyết được liênquan đến số phận, văn hóa, chính trị của cả một nửa châu lục. Cảm quan hậu hiện đạicủa tác giả chính vì thế, trước tiên phải tính đến trong tương quan với thực tại MỹLatinh xuyên suốt thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Là một tiểu thuyết được viết trong mộthoàn cảnh hết sức đặc biệt, khi tác giả đang đi công du tại châu Âu, qua một loạt cácthành phố như Geneve, Roma, Paris… thì biết mình bị thất nghiệp và không thể hồihương, do chính phủ Pinilla đã đóng cửa tòa soạn El Espectador - nơi Marquez đanglàm việc. Những ý tưởng ban đầu được Marquez phác thảo trong những tháng ngàysống vạ vật, được bà chủ nhà tốt bụng giúp đỡ trong một khu nhà trọ Latinh rẻ tiềnmang tên Cujas ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Giờ xấu của G. G. MarquezCẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠITRONG TIỂU THUYẾT GIỜ XẤU CỦA G. G. MARQUEZPHAN TUẤN ANHTrường Đại học Khoa học - Đại học HuếTóm tắt: Giờ xấu là một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên củaG.G.Marquez, nhưng đã sớm đặt nền móng quan trọng trong việc xây dựngcảm quan hậu hiện đại mang bản sắc Mỹ Latinh. Trong cuốn tiểu thuyết này,bằng việc soi chiếu với thực tại chính trị - xã hội, Marquez đã phác họanguyên nhân và bản chất nỗi cô đơn của Mỹ Latinh. Bằng hình thức sự tự đađiểm nhìn cùng hình tượng “tờ rơi”, nhà văn người Colombia đã cụ thể hóacảm quan hậu hiện đại của mình thành những hình tượng văn học và nghệthuật trần thuật độc đáo.“Sự diễn dịch cái hiện thực mà chúng tôi sống bằng những mô hình không phải củachúng tôi chỉ khiến chúng tôi trở nên xa lạ hơn, kém tự do tự tại hơn, và cô đơn hơn baogiờ hết” [3, tr. 710].Cảm quan hậu hiện đại (Postmodern sensibility) theo I. P. Ilin [1, tr. 8] là một thuật ngữbắt nguồn từ chủ nghĩa hậu cấu trúc (Post-structuralism), về sau được các nhà lý thuyếthậu hiện đại bổ sung và phát triển. Xét về mặt nội hàm, cảm quan hậu hiện đại trướctiên là một thuật ngữ mang tính thế giới quan, nó dựa trên hai nguyên tắc cơ bản củanhận thức luận hậu hiện đại, đó là chaos (hỗn độn) và epistemological uncertainty (bấttín nhận thức). Các nhà hậu hiện đại nhìn thế giới không phải dưới một chỉnh thể theoquan hệ nhân - quả, mà là một tập hợp hỗn độn các sự vật hiện tượng theo quan hệ hiệntượng - ngẫu nhiên. Từ đó, thế giới là một thế giới phi trật tự, phi hệ qui chiếu, phi địnhmức giá trị. Những chấn thương tinh thần trong xã hội hậu hiện đại (hai cuộc thế chiến,thảm họa Holocaust, chiến tranh lạnh…) đã biến thế giới thành một tập hợp phi lý,chính vì thế, bản thân quan niệm “Chaos” thực chất cũng chỉ là cách đề xuất quan niệmvề trật tự và cấu trúc thế giới mới, nhưng đó là quan niệm có tính “giải kiến tạo” về thếgiới thực tại hậu hiện đại. Nguyên tắc “bất tín nhận thức” lại xuất phát từ nền tảng vănhóa - xã hội hậu hiện đại, với sự “thậm phồn” (hyper) của thế giới thông tin (quảng cáo,Internet, phần mềm máy tính…), được kiến tạo từ văn hóa mạng và “ngôn ngữ nhịphân” (ngôn ngữ lập trình máy tính), đã đưa thông tin trở thành sản phẩm mất thẩmquyền, một vật ngụy tạo (simulacre). Từ đó, văn học hậu hiện đại chối từ mọi nỗ lựcdiễn giải và nhận thức thế giới một cách toàn vẹn, thống nhất. Thứ hai, cảm quan hậuhiện đại còn mang ý nghĩa là một thuật ngữ trong lĩnh vực lý thuyết văn học, nhằm chỉ“lối viết tiểu luận nhiều ẩn dụ. Đây là nói về hiện tượng “tư duy nghệ thuật”. Gắn vớisự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý” [1, tr. 9].G.G.Marquez (sinh 1928) là nhà văn đã kết hợp cảm quan hậu hiện đại của mình với bútpháp nghệ thuật mang đặc trưng của cả một trào lưu (chủ nghĩa hiện thực huyền ảo), vớinội dung tư tưởng đã định danh cho cả nền văn hóa (Mỹ Latinh). Chính vì vậy, cảmTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 22-30CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT GIỜ XẤU CỦA G. G. MARQUEZ23quan hậu hiện đại của Marquez vừa có tính phổ quát, vừa mang tính địa phương, và làmột cột mốc không thể nào không tính đến trong tiến trình phát triển của văn học hậuhiện đại. Trong suốt chặng đường sáng tạo hơn 49 năm, vắt dài qua hai thế kỉ XX vàXXI, Giờ xấu (La mala hora - 1962) có thể xem là thành tựu tiểu thuyết đầu tiên, nơitác giả bắt đầu xây dựng cảm quan hậu hiện đại kiểu Mỹ Latinh của mình, từ những dựphóng ban đầu trong Bão lá úa (La hojarasca - 1952). Giờ xấu vốn có tên nguyên bảnlà Cái thị trấn cứt đái này, là tiểu thuyết thứ ba của nhà văn thiên tài người Colombia,được ấp ủ khi ông viết về một vùng đất tồi tàn, nghèo khổ, bẩn thỉu và nghẹt thở trongsự căng thẳng do những “tờ rơi” gây ra.1. ĐIỀU KIỆN HẬU HIỆN ĐẠI CỦA MỸ LATINHTrong lễ trao giải Nobel văn học năm 1982 tại viện Hàn lâm Thụy Điển, một “gã ngườiColombia lang thang và hoài cổ” [3, tr. 710] mang tên G.G.Marquez đã lấy tên cho diễntừ của mình là Nỗi cô đơn của châu Mỹ Latinh. Trong suốt sự nghiệp lẫy lừng của mình,mọi cuốn tiểu thuyết của Marquez hầu như chỉ tập trung khai thác chủ đề nỗi cô đơn,mà cội nguồn của nó xuất phát từ những vấn đề không bao giờ giải quyết được liênquan đến số phận, văn hóa, chính trị của cả một nửa châu lục. Cảm quan hậu hiện đạicủa tác giả chính vì thế, trước tiên phải tính đến trong tương quan với thực tại MỹLatinh xuyên suốt thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Là một tiểu thuyết được viết trong mộthoàn cảnh hết sức đặc biệt, khi tác giả đang đi công du tại châu Âu, qua một loạt cácthành phố như Geneve, Roma, Paris… thì biết mình bị thất nghiệp và không thể hồihương, do chính phủ Pinilla đã đóng cửa tòa soạn El Espectador - nơi Marquez đanglàm việc. Những ý tưởng ban đầu được Marquez phác thảo trong những tháng ngàysống vạ vật, được bà chủ nhà tốt bụng giúp đỡ trong một khu nhà trọ Latinh rẻ tiềnmang tên Cujas ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cảm quan hậu hiện đại Hậu hiện đại trong tiểu thuyết Tiểu thuyết Giờ xấu Hậu hiện đại Xây dựng cảm qua hậu hiện đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố kỳ ảo trong kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương
9 trang 34 0 0 -
Phi trung tâm và thủ pháp mờ hóa nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam
10 trang 19 0 0 -
Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết 'Thành phố thủy tinh' của Paul Auster
5 trang 16 0 0 -
Chủ nghĩa hậu hiện đại, tồn tại hay không tồn tại - PGS.TS. Nguyễn Văn Dân
13 trang 16 0 0 -
'Pulp fiction' và vết tích hậu hiện đại
8 trang 16 0 0 -
Tính hiện đại nhìn từ khía cạnh triết học
10 trang 14 0 0 -
Quan điểm của Jean-François Lyotard trong tác phẩm Điều kiện hậu hiện đại: Báo cáo về nhận thức
8 trang 13 0 0 -
Luận văn: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
26 trang 12 0 0 -
Những tín hiệu của văn học hiện đại thế giới trong các tiểu thuyết của Chị em nhà bronte
10 trang 12 0 0 -
Đôi nét về tiểu thuyết Việt Nam viết về thế sự (giai đoạn 1986-2010)
8 trang 11 0 0