Thông tin tài liệu:
Mọt đục quả cà phê Stephanoderes hampei Ferrari là sâu hại chính trên cà phê. Sự gây hại của chúng dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cà phê, nhưng chưa có báo cáo chi tiết về tỷ lệ quả bị hại và đặc điểm gây hại của mọt đục quả cà phê tại Sơn La.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình gây hại của mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei Ferrari) tại tỉnh Sơn LaTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 122 - 129TÌNH HÌNH GÂY HẠICỦA MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ (Stephanoderes hampei Ferrari)TẠI TỈNH SƠN LABùi Thị Sửu, Vũ Quang Giảng15Trường Đại học Tây BắcTóm tắt: Mọt đục quả cà phê Stephanoderes hampei Ferrari là sâu hại chính trên cà phê. Sự gây hại củachúng dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cà phê, nhưng chưa có báo cáo chi tiết về tỷ lệ quả bị hại và đặcđiểm gây hại của mọt đục quả cà phê tại Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mọt đục quả tấn côngvào quả cà phê phụ thuộc vào thời gian ra hoa của cây cà phê. Mọt đục quả bắt đầu tấn công vào quả cà phêtrong khoảng thời gian 77 ngày đến 127 ngày sau ra hoa. Tại các vùng trồng cà phê tập trung như Mai Sơn vàThuận Châu, tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại tương ứng là 20,1 % và 26,5%. Mặt khác, tỷ lệ quả cà phêbị mọt gây hại ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên. Tỷ lệ hại tại các kho bảo quản cà phê nhân của hộgia đình từ 6% đến 8%.Từ khóa: Mọt đục quả cà phê, nhân cà phê; Sơn La, tỷ lệ quả bị hại.1. Đặt vấn đềMọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei Ferr.) là đối tượng gây hại nguy hiểm trêncà phê chè. Ngay từ những năm 1990 - 1994, khi cà phê chè được bắt đầu phát triển ở các tỉnhmiền núi phía Bắc, mọt đục quả đã xuất hiện và gây hại trên cà phê [3]. Tại Sơn La, mọt đụcquả xuất hiện gây hại trên khắp các huyện trồng cà phê. Chúng thường xuất hiện và gây hạinặng trên cà phê thời kỳ kinh doanh, đặc biệt giai đoạn quả chín trên những vườn rậm rạpkhông được đốn tạo, sửa tán. Nếu không được phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ làm giảmđáng kể năng suất và chất lượng cà phê [4]. Mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.) xuấthiện và gây hại tại một số vùng trồng cà phê của tỉnh Sơn La, là một trong đối tượng gây hạinặng nhất về sản lượng và chất lượng cà phê nhân. Năng suất cà phê nhân ở các vùng trồng càphê chè thuộc các xã Hua La, Chiềng Sinh giảm tới 10% [5]. Như vậy, mọt đục quả cà phê(Stephanoderes hampei Ferr.) đã trở thành loài dịch hại quan trọng trên cà phê tại Sơn La. Đểcó thêm dẫn liệu về mức độ phát sinh, gây hại của loài dịch hại này, làm cơ sở nghiên cứu cácgiải pháp phòng trừ chúng tại tỉnh Sơn La, bài viết tập trung đánh giá mức độ gây hại của mọtđục quả cà phê trên đồng ruộng và trong kho bảo quản cà phê tại nông hộ ở tỉnh Sơn La.2. Phương pháp nghiên cứuĐiều tra được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 4 năm 2016.Địa điểm điều tra gồm 2 xã: Chiềng Ban, huyện Mai Sơn và Phỏng Lái, huyện Thuận Châu.Phương pháp điều tra mọt đục quả ngoài đồng ruộng được áp dụng theo quy chuẩn của BộNông nghiệp và phát triển Nông thôn (2010) [1]. Điều tra định kì 7 ngày một lần, trên mỗiruộng điều tra 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 1 cây. Điểm điều tra cách bờ tối thiểu 1hàng cây. Mỗi cây điều tra trên 3 tầng tán, mỗi tầng tán điều tra 4 cành chính, đại diện 415Ngày nhận bài: 01/8/2017. Ngày nhận kết quả phản biện: 12/9/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017Liên lạc: Bùi Thị Sửu, e - mail: buithisuutbu@gmail.com122hướng. Mỗi cành điều tra ngẫu nhiên 30 - 50 quả. Xác định tỷ lệ quả bị hại trung bình và tỷ lệquả bị hại ở các tầng tán khác nhau.Điều tra tỷ lệ quả bị hại trên từng đợt quả khác nhau được tiến hành theo phương pháplựa chọn 10 cây cà phê đại diện ở 3 vườn cà phê kinh doanh, mỗi vườn có diện tích 1ha, mỗicây lấy mẫu 100 quả ở các đợt hình thành quả khác nhau phân bố đều các hướng và các tầngtán; tổng số mẫu điều tra từng đợt quả n=1000; 7 ngày điều tra một lần; xác định tỉ lệ quả bịđục trong từng đợt quả.Tỷ lệ quả bị hại (%) =Tổng số quả bị hạiTổng số quả điều tra× 100Diễn biễn tỷ lệ nhân cà phê bị mọt gây hại trong kho được điều tra 7 ngày một lần trongkhoảng thời gian từ 22/10/2015 đến 21/4/2016. Phương pháp lấy mẫu theo quy chuẩn của BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013) [2]. Sử dụng xiên ngắn để lấy mẫu (phân bố đều)trong các bao cà phê nhân tại các nông hộ trồng cà phê. Trộn đều tất cả các mẫu ban đầu,phân tách mẫu theo nguyên tắc đường chéo để lấy mẫu trung bình. Mẫu trung bình chiếm 5%lượng mẫu chung. Xác định tổng số nhân cà phê và số nhân cà phê bị hại. Từ đó tính tỷ lệnhân cà phê bị mọt theo công thức:Tỷ lệ nhân bị hại (%) =Tổng số nhân bị hạiTổng số nhân điều tra×100Kết quả điều tra là một phần nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ thuộctrách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợpmọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.) hại cà phê tại Sơn La”, mã số: B2015-25-393. Kết quả và thảo luận3.1. Diễn biến tỷ lệ hại của mọt đục quả trên cà phê chè Catimor tại Sơn La năm 2015Giống cà phê Catimor được trồng hầu hết diện tích ở tỉnh Sơn La. Hai xã có diện tích vàsản lượng cà phê nhiều là Chiềng Ban, huyện Mai Sơn và Phỏng Lái, huyện Thuận Châu. Kếtquả điều tra diễn biến gây hại của mọt đục qu ...